Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Báo cáo số 90 về tình hình phổ biến pháp luật

    PHÒNG GD&ĐT ĐẠ TEH            CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS QUỐC OAI                           Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.
  
   Số:    90   /BC-THCSQO                            Quốc Oai, ngày 23      tháng   12    năm 2010


BÁO CÁO TÌNH HÌNH
PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT
                     
  
Trong năm 2010, trường THCS Quốc Oai đã tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật của đơn vị, cụ thể theo các nội dung như sau:
I. Đánh giá tình hình quán triệt, triển khai các văn bản giáo dục pháp luật:
 Nhà trường đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền và phổ biến pháp luật tới CB-CC trong cơ quan. Hàng tháng, tổ chức phổ biến các văn bản pháp luật trong buổi họp hội đồng, nhiều văn bản được niêm yết công khai trên bảng tin để tiện cho giáo viên tra cứu. Cứ hai tuần một lần trường tổ chức giới thiệu pháp luật sau giờ chào cờ.
Do đơn vị trường có cả học sinh nên không phải văn bản nào cũng phổ biến cho các em. Dù triển khai các văn bản nhưng vẫn còn nhiều CB-GV-CNV vi phạm luật khiếu nại, tố cáo.
II. Đánh giá thực trạng tình hình và kết quả đạt được trong năm 2010 việc triển khai thực hiện PBGDPL trong trường học:
1. Đánh giá việc dạy và học  pháp luật trong đơn vị:
Thường xuyên chỉ đạo giáo viên dạy sử, công dân, giáo viên chủ nhiệm lồng ghép giáo dục pháp luật trong các tiết dạy theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT.
  2. Tình hình quản lý, khai thác và sử dụng tủ sách pháp luật trong trường học.
Nhà trường đã hình thành tủ sách pháp luật với hơn 30 đầu sách, tủ sách do công đoàn quản lý và giáo viên mượn khá thường xuyên. Bên cạnh đó, hiệu trưởng sưu tần hơn 1000 văn bản pháp luật hiện đã đăng tải tại trang http://vvbquocoai2.blogspot.com nhằm phục vụ giáo viên trong việc tra cứu thông tin.
  3. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp có tác dụng tích cực đến việc phổ biến và giáo dục pháp luật.  
Nhà trường đã tổ chức một số hoạt động như tổ chức thi một số luật thông qua hội thi giáo viên giỏi cấp trường, tổ chức cho đoàn viên giáo viên kiểm tra an toàn giao thông. Các hoạt động đã có tác động tích cực đối với các hoạt động của nhà trường. Tổ chức cho giáo viên khai thác các văn bản pháp luật trên mạng Internet.
III. Bài học kinh nghiệm, một số gương tốt, điển hình trong việc thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật trong các đơn vị trường học năm 2010.
1. Giáo viên cần chịu đọc, chịu  tìm hiểu các văn bản pháp luật;
2. Chỉ nên tập trung phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến nhà giáo hoặc các văn bản thông dụng như Luật Khiếu Nại-Tố cáo, Luật lao động, Luật CB-CC, Luật giao thông đường bộ, các văn bản chuyên môn.
IV. Những đổi mới trong chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2010:
Nhà trường đã đổi mới công tác phổ biến pháp luật: không phải văn bản nào cũng phổ biến, có văn bản yêu cầu giáo viên tự tìm hiểu sau đó thảo luận bằng hình thức Hỏi- đáp.
Do đơn vị trường học không có người được đạo tạo chuyên ngành về pháp luật nên bản thân Hiệu trưởng phải tự tìm hiểu nhiều và cũng chỉ là “Hiểu đến đâu, nói đến đó”
V. Đánh giá hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường năm 2010.
Hiệu quả không cao do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính do Hiệu trưởng không có nghiệp vụ trong công tác này.
Nhà trường đã phổ biến Luật Khiếu nại, tố cáo từ ngày 23/8/2010 nhưng vẫn có CNV vi phạm pháp luật (Bà Nguyễn Thị Huệ- CNV thư viện tự ý đại diện cho hơn 20 giáo viên khiếu nại vượt cấp theo kết luận của Thành tra Sở Nội Vụ Lâm Đồng).
VI. Những khó khăn, hạn chế trong tổ chức triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong các đơn vị trường học.
Do đơn vị trường học không có người được đạo tạo chuyên ngành về pháp luật nên bản thân Hiệu trưởng phải tự tìm hiểu nhiều và cũng chỉ là “Hiểu đến đâu, nói đến đó”
Thời gian để Hiệu trưởng tìm hiểu Luật rất hạn hẹp vì còn rất nhiều công việc khác nhau. Hơn nữa mỗi tháng nhà trường chỉ họp 01 lần theo quy định của điều lệ trường nên không có thời gian để tổ chức các hoạt động.
VII. Kiến nghị đề xuất: Về chương trình, sách giáo khoa, về tài liệu tham khảo, về công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, về biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học môn GDCD, Giáo dục pháp luật:
Nên đưa ngay vào chương trình giảng dạy từ lớp 6 môn giáo dục công dân Luật Giao thông; Không nên lạm dụng từ “tích hợp” bởi vì hiện nay một số bộ môn đã tích hợp quá nhiều khiến rối cho giáo viên, Nên tách các nội dung thành những chuyên đề cụ thể mà nhà trường buộc phải thực hiện.
Thống kê kết quả công tác PBGDPL năm 2010 kèm theo văn bản này.

           
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- PGD;
-Lưu VT.