Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

BÁO CÁO SƠ KẾT THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

   PHÒNG GD&ĐT ĐẠ TEH              CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS QUỐC OAI                          Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.

Số:    95    /BC-THCSQO                              Quốc Oai, ngày    28    tháng  12  năm 2010

BÁO CÁO SƠ KẾT
THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
NĂM HỌC 2010-2011

Căn cứ quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường;
            Căn cứ quyết định số 02/2010/QĐ-THCSQO ngày 15/9/2010 của Trường THCS Quc Oai về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trường THCS Quốc Oai;
 Nay trường THCS Quốc Oai xin đánh giá kết quả thực hiện qui chế dân chủ như sau:
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ:
1. Đặc điểm tình hình:
            Nhà trường: có 02 BGH, có các hội đồng tư vấn và các đoàn thể, gồm  3 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng, tổng số CB – GV – CNV là 29, 100% CB – GV –CNV  đã được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, trường đã được phân cấp về mặt tài chính, đội ngũ khá vững mạnh về chuyên môn, về cơ bản trường đã đủ số lượng CB – GV –CNV để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.
2. Quá trình triển khai thực hiện qui chế dân chủ:
Lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện dân chủ trong trường. Cụ thể là:
- Nhà trường đã tổ chức cho CB-CC bàn bạc và xây dựng quy chế dân chủ (ban hành kèm theo quyết định số 02/2010/QĐ-THCSQO ngày 15/9/2010. Xây dựng ban thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Quyết định số 73/QĐ-THCSQO ngày 17/9/2010), có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
- Nhà trường qui định quyền của CB – GV – CNV  được biết  các thông tin, chủ trương của trường, những vấn đề liên quan đến lợi ích và đời sống của CB – GV – CNV. Có chế độ và hình thức báo cáo công khai trước tập thể trường về các công việc của trường như: Việc sử dụng công quỹ, tài sản, việc thu chi tài chính, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, công tác khen thưởng, kỉ luật…
- Trường có qui chế và các hình thức để CB – GV – CNV  được bàn bạc tham gia ý kiến váo các chủ trương và nhiệm vụ công tác của trường. Kết quả ý kiến đóng góp đã được xem xét, cân nhắc để Hiệu trưởng quyết định. Trong học kì qua, thông qua các đoàn thể, ban TTND để giám sát hoạt động của trường, kết quả giám sát điều được lãnh đạo trường tiếp thu nghiêm túc.
- Hiệu trưởng nhà trường cũng đã xác định rõ trách nhiệm của người lãnh đạo, vào đầu năm học thông qua Hội nghị CBCC, hiệu trưởng báo cáo công việc trước CB – GV – CNV  góp ý kiến, đánh giá, đồng thời nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp.
- Đã xây dựng được một số các quy định như quy định sử dụng máy móc, thiết bị…Đã tổ chức ban hành các văn bản mang tính chất sử dụng lâu dài (Các văn bản được ký kiệu năm ban hành)
Tồn tại: Hệ thống các quy định chưa hoàn thiện, một số CB-CC còn kêu ca phàn nàn khi có các quy định mới phù hợp với pháp luật nhưng lại đưa cá nhân đó vào khuôn khổ (Ví dụ: quy định giờ giấc làm việc của công chức).
3. Việc tổ chức tuyên truyền thực hiện qui chế dân chủ:
- Nhà trường đã phổ biến đến tất cả CB – GV – CNV  về chỉ thị 30/CT-TW ngày 18/2/1998 của bộ chính trị, Nghị định số 71/1998 – NĐ – CP ngày 8/9/1998  của chính phủ và quyết định số 04/2000/QĐ-BGD ngày 1/3/2000 về việc ban hành thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động trường học. Đồng thời hiệu trưởng nhà trường cũng đã ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường.
- Trưởng các bộ phận thường xuyên tuyên truyền trong tổ về việc thực hiện qui chế dân chủ, đồng thời báo cáo cho lãnh đạo nhà trường biết việc triển khai, tiến độ thực hiện, cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dân chủ để kịp thời xử lý.
- Nhà trường đã phổ biến và quán triệt việc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan (ban hành theo quyết định số 02/2010/QĐ-THCSQO ngày 15/9/2010), đồng thời tăng cường phổ biến pháp luật (Có kế hoạch cụ thể- Kế hoạch số 38/KH-THCSQO ngày 23/9/2010 về việc kế hoạch tuyên truyền và phổ biến pháp luật năm học 2010-2011).
4. Vai trò và trách nhiệm của ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể:
- Lãnh đạo trường đã nhận thức rõ việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường là gắn với xây dựng hệ thống chính trị tại cơ sở, cũng như thực hiện có hiệu quả nhất là những quy định của luật giáo dục theo phương châm” Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của trường thông qua các hình thức dân chủ, đảm bảo cho CB – GV – CNV được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến, tham gia vào sự phát triển chung của nhà trường. Đồng thời, việc thực hiện dân chủ trong trường cũng nhằm phát huy quyền làm chủ CB – GV – CNV, phụ huynh và học sinh, góp phần xây dựng nề nếp, trật tự kỷ cương, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Hàng tháng chi bộ có kế hoạch chỉ đạo chung các hoạt động của nhà trường và các đoàn thể, kế hoạch được triển khai đến từng tổ chức và chỉ đạo kịp thời trong quá trình thực hiện, hàng tháng công đoàn nhà trường nộp báo cáo về chi bộ theo định kì.
- Cuối học kì I, tổ chức cho các tổ chuyên môn góp ý cho cán bộ, Đảng viên.
-Việc thực hiện dân chủ trong trường đã thể hiện sự lãnh đạo của Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong trường.
- Đảng viên luôn gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện dân chủ trong trường, nghiêm túc trong việc phê bình và tự phê bình. Thực hiện dân chủ trong quy hoạch, bố trí cán bộ trong sinh hoạt Đảng lắng nghe ý kiến kiến đóng góp của quần chúng về xây dựng tổ chức Đảng, góp ý cho cán bộ đảng viên.
- Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ các hoạt động của trường, cụ thể hóa các quy chế, quy định và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường. Lãnh đạo trường đã gắn chặt việc thực hiện quy chế dân chủ với luật CB-CC, pháp lệnh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, cải cách hành chính, công khai dân chủ trong việc thực hiện các chủ trương của trường.
- Các đoàn thể tham gia đóng góp ý kiến cho các hoạt động của trường, phát huy vai trò làm chủ của CB – GV – CNV  tạo môi trường làm việc trong sáng, lành mạnh.
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ:
1. Công tác sinh hoạt, công khai kế hoạch:
- Thực hiện chế độ hội họp theo đúng định kì, gồm họp các hội đồng tư vấn, đồng thời phối hợp với công đoàn tổ chức hội nghị CBCC đầu năm học. Hàng tháng tổ chức họp hội đồng và chuyên môn 1 lần, tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần/tháng, tổ chức họp chủ nhiệm, công đoàn theo đúng định kì…
- Việc triển khai kế hoạch năm học: BGH nhà trường đã tổ chức xây dựng kế hoạch chỉ đạo các  tổ chuyên môn thảo luận đóng góp ý kiến trước khi triển khai, kế hoạch năm được thông qua trong hội nghị CBCC, quá trình triển khai và thực hiện phát huy được tính dân chủ trong cơ quan, nhiều CB – GV đóng góp ý kiến thẳng thắn, kế hoạch năm học được nhà trường chỉnh sửa và bổ sung kịp thời phù hợp với kế hoạch của ngành và tình hình thực tế của nhà trường.
- Kế hoạch tháng được xây dựng dựa trên cơ sở kế hoạch năm và bám sát kế hoạch của phòng giáo dục chỉ đạo, kế hoạch tháng đượcpháp choCB – GV – CNV trước khi họp hội đồng. hàng tháng tổ chức đánh giá tháng trước và triển khai kế hoạch tháng tiếp theo.
- Kế hoạch tuần BGH chủ động lên kế hoạch công khai từ thứ 6 tuần trước để CB – GV – CNV nắm rõ kế hoạch mà thực hiện, chủ động trong công việc, do đó không có hiện tượng chồng chéo trong quá trình thực hiện.
- Các kế hoạch liên quan đến tổ chuyên môn và các đoàn thể được trưởng các bộ phận triển khai kịp thời phù hợp với thời gian thực hiện, các kế hoạch được duyệt trước khi triển khai và có ghi chép cụ thể trong sổ sinh hoạt.
- Về triển khai công văn: BGH, công đoàn triển khai đầy đủ trước toàn thể hội đồng, thường xuyên nhắc nhở CB – GV – CNV trong quá trình thực hiện và học tập, đặc biệt các công văn liên quan đến tài chính, chuyên môn, các chế độ chính sách cũng như giáo dục pháp luật.
- Việc mua sắm các tài sản lớn của nhà trường điều được bàn bạc trong ban hội đồng trường để lấy ý kiến trước khi công khai trước tập thể, do đó tất cả CB – GV – CNV điều được biết và giám sát. Giá cả mua sắm, nơi mua sắm đều được công khai, tạo điều kiện cho CB-CC giám sát.
- Các kế hoạch mà nhà trường xây dựng điều được công khai minh bạch, kế hoạch phối hợp với công đoàn được hưởng ứng tích cực và hoạt động có hiệu quả.

2. Công tác chính trị tư tưởng và đạo đức tác phong và thực hiện pháp luật:
- Vào đầu năm học 100% CB – GV – CNV tham gia học tập các lớp chính trị do ngành tổ chức, chính quyền và công đòan thường xuyên tuyên truyền các văn bản về pháp luật như luật giáo dục, điều lệ trường phổ thông, cuộc vận động “ Hai không”, ATGT… để  CB – GV – CNV  được biết, đặc biệt chú trọng trong việc đơn thư khiếu nại và giải quyết, các đơn thư đều được chính quyền và công đoàn đứng ra giải quyết thỏa đáng, những đơn thư không giải quyết được chuyển lên cấp trên. Tuy nhiên vẫn còn CB-CC vi phạm pháp luật như “tự ý đại diện gửi đơn vượt cấp” mà cơ quan quản lý cấp trên đã có thông báo yêu cầu kiểm điểm, việc vi phạm kỷ luật lao động còn xảy ra, nhà trường đã kiểm điểm cụ thể với CB-CC vi phạm.
- BGH thường xuyên chấn chỉnh, nhắc nhở CB – GV – CNV  có những hành vi vi phạm đạo đức và tác phong của nhà giáo, các sai phạm được nhắc nhở và công khai  kịp thời.
- Phát huy hiệu quả của ban thanh tra nhân dân, trong học kỳ I ban thanh tra nhân dân đã xác minh 02 vụ việc vi phạm và có kết luận thỏa đáng.
- Công tác chuyên môn: Triển khai đấy đủ các văn bản, kế hoạch, đặc biệt là quy chế 40, việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy…
- Nhà trường đã và đang tiến hành xây dựng nội qui, qui định của cơ quan và triển khai  trước hội đồng lấy ý kiến  tập thể, trong quá trình thực hiện phân công các bộ phận theo dõi, báo cáo để đánh giá xếp lọai thi đua.
- BGH nhà trường tạo điều kiện cho CB – GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trong thời gian qua có 2 GV tham gia học đại học, 100% GV tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về chuyên môn.
Nội dung này luôn được chú trọng trong việc xét thi đua, bình chọn để khai thưởng và xây dựng đội ngũ.
3. Đánh giá xếp loại CB – GV – CNV, công tác thi đua khen thưởng trong GV - HS:
 Nhà trường đã ban hành quyết định phương pháp xếp loại công chức, viên chức (Quyết định số 06/2010/QĐ-THCSQO ngày 04/10/2010 về việc ban hành tiêu chuẩn và quy trình đánh giá xếp loại giáo viên; Quyết định số 07/2010/QĐ-THCSQO ngày 04/10/2010 về việc ban hành tiêu chuẩn và quy trình đánh giá xếp loại công chức…)
BGH nhà trường triển khai đầy đủ các yêu cầu, nội dung, tiêu chuẩn để CB – GV – CNV  được biết, việc xét thi đua được thực hiện từ tổ trở lên, tổ chức họp ban thi đua nhà  trường để họp xét và công khai cụ thể  kết quả đạt được của từng cá nhân và tập thể, đọc rõ những kết quả và tồn tại của từng CB – GV – CNV, tổ chức lấy ý kiến và lắng nghe ý kiến của cá nhân. Việc đánh giá căn cứ vào nội dung đăng kí của từng cá nhân, đúng với qui định xếp loại.
            Tổ chức bình chọn từ các tổ, phân rõ các nội dung khen thưởng cho từng cá nhân và tập thể, họp ban thi thi đua của nhà trường bình chọn và công khai trước hội đồng, việc thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, chính xác phù hợp với tình hình chung của nhà trường.
            Cuối học kì tổ chức khen thưởng học sinh theo đúng quy định trong các hoạt động của nhà trường, tiền khen thưởng được công khai minh bạch.
Vào đầu năm học BGH nhà trường tuyên truyền rộng rãi trong phụ huynh về việc thực hiện cuộc vận động “ Hai không”, qui chế đánh giá và xếp loại học sinh, tổ chức đánh giá học sinh theo từng tổ, lớp và công khai kết quả học ậtp cũng như rèn luyện đến từng phụ huynh, tất cả học sinh điều biết kết quả của mình, nhất là điểm cuối kì.
Việc trả bài, chấm chữa giáo viên thực hiện nghiêm túc, đúng qui chế, trả bài đúng thời gian qui định, học sinh điều được biết điểm kiểm tra, cuối kì giáo viên đọc điểm công khai để học sinh rõ.
Cuối mỗi học kỳ, đều công khai kết quả xếp loại học lực cho phụ huynh. Một năm học, tổ chức họp CMHS ít nhất 3 lần.
Việc bình xét học sinh tiêu biểu, khen thưởng học sinh có thành tích điều thực hiện đúng trình tự, đầy đủ thủ tục, công khai rõ để GV và HS được biết, do đó không có GV – HS thắc mắc về đánh giá, xếp loại học sinh.
Công khai rõ những đóng góp của phụ huynh để phụ huynh và học sinh được biết, cuối kì công khai rõ số tiền sử dụng. Các qui định tuyển sinh, việc xét lên lớp và ở lại lớp được công khai dân chủ trước GV và HS.
4. Công khai việc thực hiện các chế độ, quyền lợi của CB – GV – CNV.
- Triển khai đầy đủ các văn bản có liên quan, niêm yết tại văn phòng những thông tin, danh  sách CB – GV – CNV  được hưởng các quyền lợi đúng theo qui định của pháp luật.
- Tổ chức bình xét để cử CB-CC đi học lớp cao đẳng thiết bị được thực hiện công bằng, dân chủ, khách quan, đúng đối tượng.
- Chi trả lương hàng tháng, giải quyết các chế độ nghỉ sinh, làm thêm giờ, tiền thưởng, bảo hiểm… đúng thời gian, không thiếu xót, việc trừ  lương hàng tháng theo qui định điều được triển khai đầy đủ để CB – GV – CNV  được biết.
- Công tác xét nâng lương: Kế toán nhà trường chủ động từng thời kì và công khai đầy đủ những cá nhân đến kì nâng lương, nộp đủ các giấy tờ có liên quan, do đó trong học kì qua không có CB – GV – CNV thiếu sót và chậm trễ. Việc nâng lương trước thời hạn cho 01 CB-CC đúng thủ tục và đúng đối tượng, được thực hiện công khai.
- Các chế độ khen thưởng tết, tăng thu nhập được theo dõi và bình xét công khai. Tuy nhiên Hiệu trưởng không đồng ý theo ý kiến của CB-CC với 02 đối tượng và đã được niêm yết công khai lý do cụ thể và không có ý kiến thắc mắc. Mọi chế độ như nghỉ phép, công tác phí, chiết tính đều được chi trả đúng pháp luật và đúng qui chế  chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Công tác tổ chức thực hiện quy chế dân chủ phải đồng bộ, rộng khắp và thường xuyên, đã tạo ra những  hình thức sinh hoạt mới, thiết thực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của CB – GV – CNV trong việc thực hiện quy chế dân chủ.
4. Công khai kinh phí tự chủ, không tự chủ của đơn vị và kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh:
a) Kinh phí của ban đại diện CMHS:
Nhà trường chuyển giao toàn bộ quản lý quỹ hội cho hội CMHS từ khâu quản lý tiền mặt, thu chi…Nhà trường đã tích cực tham mưu với hội trong việc quản lý quỹ hội. Kinh phí của Hội được công khai tới phụ huynh học sinh tại hội nghị đầu năm, giữa năm… việc thu tiền quỹ hội cũng được thông qua với 100% phụ huynh nhất trí.
b) Kinh phí ngân sách tự chủ:
Đảm bảo chi đủ lương, chi đủ chiết tính, công tác phí…ngoài ra còn tiết kiệm được  hơn 31 triệu đồng để tăng thu nhập. Bên cạnh đó nhà trường đã mua sắm được các trang thiết bị phục vụ dạy và học như kệ thiết bị, sách và tài liệu dạy học, mua tai nghe và băng đĩa (hơn 3 triệu đồng)… Làm tháp nước và đường nước với kinh phí gần 55 triệu đồng; Mua sắm hệ thống cây cảnh, tạo cảnh quan hết trên 30 triệu đồng.
Việc sử dụng kinh phí đều được công khai trong hội đồng trước khi thực hiện và công khai giá cả sau khi mua sắm, cung cấp nơi mua sắm để tiện cho CB-CC kiểm tra, giám sát…
c) Kinh phí không tự chủ: Được cấp trên 80 triệu đồng mua bàn ghế văn phòng và bảo trì thiết bị tin học; 40 triệu đồng để mua máy foto…
Việc sử dụng kinh phí đều được công khai trong hội đồng trước khi thực hiện và công khai giá cả sau khi mua sắm, cung cấp nơi mua sắm để tiện cho CB-CC kiểm tra, giám sát…
Trên đây là báo cáo sơ kết kết quả đạt được trong quá trình thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở trong học kì I năm học 2010 -2011./.

HIU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- PGD;
- Lưu VT/BCĐ.