KH KHÁC


  TRƯỜNG THCS-TIỂU HỌC QUỐC OAI                          Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.
      Số:  01   /KHLT-THCSQO                       Quốc Oai, ngày  03  tháng  01  năm 2011

KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI VIẾT CHUYÊN ĐỀ CẤP HUYỆN

Chuyên đề được xây dựng trên cơ sở tình hình thực tế của giáo dục học sinh dân tộc thuộc khu vực Đạ Nha (Bao gồm 02 cấp học: Tiểu học và THCS). Bởi vậy hai đơn vị tổ chức xây dựng chuyên đề có tên “Bước đầu nâng cao chất lượng  giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở Đạ Nhar do Trường THCS, Trường Tiểu học Quốc Oai quản lý”.
1. Đề cương dự thảo chuyên đề:
Tên chuyên đề: “Bước đầu nâng cao chất lượng  giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở Đạ Nhar do Trường THCS, Trường Tiểu học Quốc Oai quản lý”
Tác giả: Đồng tác giả: Gồm Các đ/c BGH, Tổ trưởng chuyên môn hai đơn vị THCS, Tiểu học Quốc Oai.
Nội dung của chuyên đề:
Phần 1. Đặt vấn đề: Nêu rõ tính cấp thiết phải xây dựng chuyên đề.
Phần 2. Đặc điểm tình hình:
Nêu đặc điểm chung về kinh tế, xã hội của địa phương nói chung và Đạ Nha nói riêng;
Nêu thuận lợi và khó khăn trong công tác giáo dục nhằm làm toát lên tính cấp thiết của phần đặt vấn đề vả cũng là những nội dung cần giải quyết.
Phần 3. Thực trạng: Gồm 03 nội dung
Thực trạng về quản lý; Thực trạng về giáo viên; Thực trạng về công tác xã hội.
Mỗi nội dung trên đều chia làm hai phần ưu, nhược. Trong ưu (hoặc nhược) đều có nêu rõ nguyên nhân.
Riêng thực trạng về quản lý được chia ra hai nội dung: Phía BGH và phía tổ chuyên môn.
Nội dung thực trạng về phía giáo viên cần nêu rõ: Giáo viên chủ nhiệm (Công tác giáo dục) và giáo viên bộ môn (Giáo dục văn hóa). Trong đó giáo viên bộ môn phải phân tích rõ thực trạng về phương pháp giảng dạy- giáo dục của bản thân (Không phân tích và nêu thực trạng của phía học sinh hoặc tác động môi trường- yếu tố khách quan).
Phần 4. Giải pháp:
Tương ứng với mỗi thực trạng sẽ là một mục của giải pháp.
Trong đó giải pháp tập trung nêu về đổi mới công tác soạn, giảng, kiểm tra đánh giá, tổ chức ngoại khóa… (Mỗi giải pháp phải có ví dụ cụ thể để minh họa).
Phần 5. Triển khai chuyên đề
Phần 6. Kiến nghị, đề xuất.
Riêng kết quả thực hiện chuyên đề không đưa nội dung này vào (do chuyên đề thực hiện nhiều năm). Thay bằng nội dung từng đợt kết quả phấn đấu ra sao?
2. Dự thảo các bước thực hiện chuyên đề và phân công nhiệm vụ:
Bước 1: Lập phiếu khảo sát và phiếu tổng hợp:
a) Khảo sát trong học sinh: đ/c Nguyễn Thị Sâm- Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quốc Oai). Phiếu được tiến hành khảo sát với học sinh từ lớp 2 trở lên.
b) Khảo sát trong Giáo viên: đ/c Nguyễn Thị Phụng- Phó Hiệu trưởng trường THCS Quốc Oai; đ/c Đoàn Thị Thư- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quốc Oai). Phiếu được tiến hành khảo sát đối với 100% CB-GV thuộc hai đơn vị.
c) Khảo sát trong phụ huynh học sinh: đ/c Trần Thanh Quang- Tổ trưởng tổ Hóa- Sinh  Trường THCS Quốc Oai; đ/c Tạ Thị Hồng Toan- Tổ trưởng tổ khối 1, trường Tiểu học Quốc Oai). Phiếu được tiến hành khảo sát cho 20 phụ huynh. Phối hợp và trợ giúp cho nhóm khảo sát là đ/c Trần Thị Nguyệt Chi; đ/c Đàm Thị Thuyết (Tổ trưởng tổ chuyên môn Tiểu học Quốc Oai;) đ/c Mai Thị Thu Hảo; đ/c Nguyễn Đình Lưu (Tổ trưởng tổ chuyên môn THCS Quốc Oai)
Thời gian hoàn thành phiếu khảo sát: 11/01/2011.
Phiếu khảo sát và phiếu tổng hợp gửi qua email: admin@thcsquocoaidateh.com; Trường THCS Quốc Oai chịu trách nhiệm in ấn phiếu khảo sát.
Bước 2: Lập thống kê tổng hợp kết quả khảo sát: Theo từng nhóm và gửi qua email nói trên;
Bước 3: Dự thảo viết chuyên đề: Phân công theo từng nhóm như sau:
Phần 1. Đặt vấn đề: Nêu rõ tính cấp thiết phải xây dựng chuyên đề. Phân công đ/c Đinh Quang Trung; đ/c Đoàn Thị Thư.
Phần 2. Đặc điểm tình hình:
Nêu rõ tình hình chung (Số Lớp, số học sinh, số giáo viên…của mỗi cấp học); Nêu thuận lợi, khó khăn của mỗi cấp học 9 (Về tình hình kinh tế, xã hội; về phía học sinh; về phụ huynh; về giáo viên; về quản lý…)
Phân công đ/c Đoàn Thị Thư; đ/c Đinh Quang Trung.
Phần 3. Thực trạng:
a) Thống kê chất lượng học kỳ I (hai mặt GD của hai bậc học đ/c Phụng, Thư. Riêng THCS Quốc Oai thêm đánh giá và nhận định chất lượng từng môn.
b) Thực trạng về quản lý: Lập theo cách thức sau:
- Ưu điểm; Nguyên nhân của các ưu điểm (đ/c Phụng; Thư) theo từng cấp học;
- Nhược điểm; Nguyên nhân của các ưu điểm (đ/c Phụng; Thư) theo từng cấp học;
đ/c Trung; Thư chịu trách nhiệm;
c)Thực trạng về tổ chuyên môn:
Các đ/c Tổ trưởng tổ chuyên môn lập theo nội dung b nói trên;
d) Thực trạng về giáo viên:
- Giáo viên chủ nhiệm: nêu rõ thực trạng về công tác giáo dục học sinh hiện nay;
- Giáo viên bộ môn: Nêu rõ thực trạng dạy học của mình (bộ môn mình dạy) hiện nay.
Trong thực trạng về nội dung này không nêu nguyên nhân về phía học sinh mà chỉ nêu nguyên nhân từ BẢN THÂN GIÁO VIÊN.
e) Thực trạng về công tác xã hội hóa:
Phân công đ/c Trung, đ/c Thư chịu trách nhiệm.
Phần 4. Giải pháp:
Mỗi thực trạng nêu ra ở phần trên thì kèm theo các giải pháp khắc phục. Trong đó: Nội dung d nói trên giáo viên phải tập trung nêu rõ phương pháp giảng dạy của giáo viên và bộ môn mình phụ trách. Kèm theo ví dụ minh họa cho ý kiến của mình (bài nào, tiết PPCT mấy, nội dung gì, Ở trường chính nên dạy như thế nào, ở Đạ Nhar nên chuyển thành nội dung nào?.
Bên cạnh đó nêu những biện pháp về tổ chức lớp học, biện pháp về tự học, biện pháp về soạn bài, biện pháp về kiểm tra cho điểm…
Hình thức: Giáo viên viết gửi về cho phó Hiệu trưởng qua email: (THCS theo địa chỉ phung@thcsquocoaidateh.com; Tiểu học qua địa chỉ nguyenquynhsamdt@gmail.com)
đ/c Phụng; Sâm tổng hợp, chắt lọc, bổ sung ý kiến hay và gửi qua email admin@thcsquocoaidateh.com trước ngày 20/01/2011.
Bước 4. Viết chuyên đề:
Từ ngày 21/01/2011 đến hết ngày 23/01/2011, đ/c Đinh Quang Trung chịu trách nhiệm tổng hợp, bổ sung, hoàn chỉnh chuyên đề.
Bước 5. Gửi bản dự thảo chuyên đề lần 1: Gửi bản dự thảo về cho giáo viên, công nhân viên góp ý. THCS đ/c Trung gửi trực tiếp và các hộp thư: Tiểu học đ/c Trung gửi qua hộp thư doanthu1967@gmail.comnguyenquynhsamdt@gmail.com. ( trước ngày 24/01/2011)
Các ý kiến góp ý của giáo viên theo từng cấp học gửi về hai hộp thư nói trên với Tiểu học; Riêng THCS Gửi về hộp thư phung@thcsquocoaidateh.com; (Trước ngày 07/02/2011)
Lưu ý: các góp ý đánh máy trực tiếp vào văn bản và mầu chữ góp ý là mầu đỏ để dễ phân biệt.
đ/c Thư; Phụng nộp văn bản chỉnh sửa về đ/c Trung trước ngày 10/02/2011)
Bước 6. Tiếp thu góp ý lần 1:
Sau khi đ/c Trung nhận được bản góp ý của hai đơn vị trường THCS và Tiểu học trước ngày 10/02/2011 sẽ hoàn chỉnh dự thảo lần 2. Bản dự thảo này được in và trình Phòng GD-ĐT trước ngày 15/02/2011.
Bước 7. Hoàn thiện chuyên đề:
- Sau khi có ý kiến của Phòng GD-ĐT, đ/c Trung hoàn chỉnh chuyên đề (Sau 05 ngày kể từ khi Phòng GD- ĐT cho ý kiến) và gửi cho đ/c Thư, đ/c sâm, đ/c Phụng góp ý (đến ngày sau 03 ngày từ khi đ/c Trung gửi về cho các đ/c nói trên). Tiếp thu ý kiến của các đ/c CBQL, đ/c Trung hoàn chỉnh chuyên đề lần cuối cùng.
Bước 8. Tổ chức hội nghị triển khai chuyên đề:
Sau khi hoàn chỉnh chuyên đề ở bước 7, Hiệu trưởng trường THCS Quốc Oai xin ý kiến chỉ đạo của Phòng GD- ĐT mở hội nghị triển khai chuyên đề (gồm 100% CB-GV-CNV thuộc hai trường dự; mời Đảng Ủy, UBND, Phòng GD- ĐT, Hội CMHS, các đoàn thể thuộc xã phối hợp).
Chuyên đề được in ấn và phát cho đại biểu trước ít nhất 05 ngày tổ chức hội nghị.
Bước 9. Thực hiện chuyên đề:
- Thành lập ban điều phối thực hiện chuyên đề (Đề nghị Phòng GD-ĐT ra quyết định) để ban điều phối có trách nhiệm trong kiểm tra chéo cấp nhằm giám sát chặt chẽ hơn việc thực hiện chuyên đề đối với giáo viên.
-Tổ chuyên môn chỉ đạo thực hiện các giải pháp của chuyên đề và đánh giá thực hiện chuyên đề hàng tháng; gửi văn bản đến BGH của các trường; BGH các trường (trực tiếp là Phó HT) tổng hợp gửi văn bản về đ/c Trung; đ/c Trung tổng hợp gửi báo cáo về Phòng GD-ĐT (Gửi cho các đ/c phụ trách chuyên môn THCS; Tiểu học, đ/c Phó Phòng GD)
- BGH các trường tổ chức kiểm tra thực hiện chuyên đề bằng nhiều hình thức như đột xuất, dự giờ, thăm lớp, kiểm tra chất lượng sau tiết dạy…
- Các trường có thể tổ chức kiểm tra đột xuất
- Đánh giá sơ kết theo học kỳ của các năm học (Báo cáo bằng văn bản từ giáo viên đến tổ chuyên môn về trường; trường báo cáo về đ/c Trung tổng hợp và báo cáo về Phòng GD-ĐT).
Sơ kết đợt 1 vào cuối học kỳ II năm học 2010-2011, điều chỉnh và bổ sung giải pháp; Sơ kết đợt 2 vào cuối HKI năm học 2011-2012; Tổng kết đợt 1 vào cuối học kỳ II năm học 2011-2012.
3. Kinh phí thực hiện chuyên đề:
Đây là chuyên đề lớn của hai đơn vị và phục phụ cho nhiệm vụ chính trị của cả hai đơn vị  nên hai đơn vị cần dành kinh phí tương xứng cho công tác này (tùy Hiệu trưởng hai đơn vị quyết định trên cơ sở đề xuất của bộ phận chuyên môn). Riêng trường THCS Quốc Oai chịu trách nhiệm foto, in ấn, chuẩn bị tài liệu cho hoạt động này. Bên cạnh đó đề nghị lãnh đạo ngành, ngoài hỗ trợ về văn bản pháp lý tạo hành lang cho việc thực hiện chuyên đề cần có giải pháp về thi đua, luân chuyển, xếp loại công chức… và hỗ trợ một phần kinh phí tổ chức chuyên đề. Khen thưởng với cá nhân thực hiện tốt và kỷ luật với cá nhân thực hiện không tốt chuyên đề.
4. Một số yêu cầu:
- BGH các trường chỉ đạo thực hiện kế hoạch này;
- Các văn bản gửi qua email đều phải sử dụng trên word và gửi tệp đính kèm; font chữ Times New Roman.
Nhận được kế hoạch này, đề nghị BGH các trường THCS, Tiểu học Quốc Oai nhanh chóng triển khai kế hoạch.
                                                           
       TM. BGH THCS, TIỂU HỌC QUỐC OAI
        HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Phòng GD-ĐT;
- Trường TH;
-Tổ trưởng tổ chuyên môn THCS; TH;
- Lưu VT/CM.









   PHÒNG GD&ĐT ĐẠ TEH              CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS QUỐC OAI                     Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.
   CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG

Số:   47    /KHLT-THCSQO                  Quốc Oai, ngày  22  tháng 10  năm 2010

KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM.
Thực hiện công văn số 1063/CV-LT ngày 18/10/2010của Sở Giáo dục- Đào tạo và công đoàn ngành Giáo dục Lâm Đồng về việc hướng dẫn hoạt động chào mừng kỷ niệm 28 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2010, và kế hoạch số 28/KH-THCSQO ngày 11/9/2010 của trường THCS Quốc Oai về kế hoạch năm học 2010-2011,nay trường THCS Quốc Oai xây dựng kế hoạch tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2010 như sau:

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Thông qua ngày nhà giáo 20/11, giáo dục các thế hệ giáo viên và học sinh tinh thần “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc.
2. Thông qua các hoạt động, góp phần giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức, kỹ năng hoạt động tập thể cho toàn bộ CB-GV-CNV và học sinh.
3. Góp phần xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái, thắt chặt tình Thầy- Trò.
6. Thông qua hội thảo, giúp cho CB-GV-CNV hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong sự nghiệp giáo dục, giúp cho CB-CG-CNV bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, năng lực giáo dục, thể hiện tài năng ứng dụng CNTT, đồng thời bồi dưỡng giáo viên thêm về phẩm chất đạo đức, lối sống, chấp hành pháp luật trong đội ngũ CB-CC.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG 20/11:

1. Tổ chức Thi bịt mắt vẽ tranh và thi đi bằng ghế:
a) Bịt mắt vẽ tranh:
- Mỗi lớp cử 1 học sinh (một nam) do GVCN chọn, số còn lại làm thơ về hình dáng con vật mình vẽ.
- Chuẩn bị: Mỗi lớp chuẩn bị 1 tờ giấy rô ky, 1 bút lông (giấy rô ky cắt đôi), khăn bịt mắt.
- Thể thức: Học sinh bịt mắt để vẽ tranh  (một con vật nào đó do ban tổ chức quy định). Sau khi vẽ xong, có hiệu lệnh học sinh tháo khăn và mô tả lại con vật mà mình vẽ. Học sinh ở dưới lớp làm 2 câu thơ về hình dang mà con vật lớp mình vẽ. Thơ viết trên nửa giấy rô ky còn lại. Yêu cầu hài hước, vui nhộn.
- Tổ chức vào 7h30 đến 8h30 ngày 20/11.
- Ban tổ chức: đ/c Trung- Thả- Lệ; Ban giám khảo: đ/c Phụng- Mộng Loan-Quang;
- Trang trí, bàn ghế, Âm Thanh: đ/c Thao.
Giải thưởng: một nhất 50. 000 đồng; Hai giải nhì: 40. 000 đồng. Nguồn kinh phí: Hội CMHS (đ/c Tuyền chịu trách nhiệm liên hệ với Hội về kinh phí).
b) Thi đi bằng ghế:
- Mỗi lớp chuẩn bị 2 sợi dây dù dài tùy ý, 2 học sinh 1 nam và 1 nữ. Học sinh dùng hết để đi hết 1 đoạn đường theo quy định, sau đó học sinh nữ tiếp tục đi hết đoạn đường còn lại trên đường đi có để chướng ngại vật.
2. Tổ chức đăng ký:
- Tổ chức cho CBQL, CNV đăng ký 1 giải pháp đổi mới theo hướng hiện đại, hiệu quả và thiết thực: Nộp bản đăng ký và kế hoạch về trường vào 10/11/2010.
- Tổ chức cho giáo viên đăng ký 01 nội dung đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực tránh đọc chép. Nộp bản đăng ký và nội dung cần thực hiện về trường vào 10/11/2010.

3. Tổ chức 03 cuộc hội thảo trong tháng:
a) Nội dung:
- Tọa đàm về “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
- Tổ chức 2 hội nghị chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học đối với học sinh dân tộc, ứng dụng CNTT trong dạy, học các bộ môn.
 b) Công tác chuẩn bị nội dung hội thảo: Yêu cầu: báo cáo đánh máy vi tính nộp 1 bản in và 1 bản điện tử, bản in nộp về trường sau khi hội thảo, bản điện tử  chuyển về email: admin@thcsquocoaidateh.com. Cụ thể phân công như sau:
- Mỗi giáo viên làm một bản báo cáo “phân tích thực trạng và giải pháp giảng dạy học sinh dân tộc”.
- Mỗi CBQL (HT, Phó HT, tổ trưởng chuyên môn): làm 1 bản báo cáo “Đánh giá tình hình đổi mới quản lý của trường, của tổ chuyên môn và đề xuất giải pháp đổi mới”. Bản báo cáo nộp lại trường sau hội thảo.
- Mỗi CNV làm một bản báo cáo “Đánh giá tình hình đổi mới quản lý bộ phận mình phụ trách  đề xuất giải pháp đổi mới”. Báo cáo nộp lại trường sau hội thảo.
 c) Thời gian hội thảo: Lần 1 vào ngày 11/11/2010, lần 2 vào ngày ngày 20/11/2010 (Sau khi tổ chức xong nội dung cho học sinh). Lần 3: thông báo kết luận hội nghị (ngày 30/11).
  d) Công tác tổ chức:
- Chủ trì Hội nghị: đ/c Đinh Quang Trung, đ/c Nguyễn Thị Phụng, đ/c Nguyễn Thị Mộng Loan.
- Thư ký: đ/c Nguyễn Chính Phương, Mai thị Thu Hảo.
- Chương trình: đ/c Dương Văn Thả.
- Chuẩn bị phòng hội nghị: đ/c Tuyền chỉ đạo tổ văn phòng.
-Thành phần mời: lãnh đạo Phòng Giáo dục- Đào tạo Đạ Teh; Chuyên viên THCS, UBND xã, Đảng Ủy xã, Hội CMHS.

4. Phát động phong trào “Tuần học tốt, tiết dạy tốt, đôi bạn điểm 10” trong học sinh và giáo viên:
a) Liên đội chủ trì phát động trong học sinh tuần học tốt, đôi bạn điểm 10: Cho các lớp đăng ký tuần học tốt từ ngày 15 đến 19/11/2010, đăng ký đôi bạn điểm 10 (mỗi lớp 2 đôi), Đội lập danh sách và theo dõi cụ thể, có tổng kết vào ngày 01/11/2010.
b) Công đoàn chủ trì cho giáo viên không dự thi giáo viên giỏi đăng ký tiết dạy tốt (diễn ra từ 15/11 đến 19/11), tổ chức dự giờ đánh giá cụ thể từng tiết.
Kết thúc tuần học tốt có đánh giá và báo cáo về trường vào dịp rà soát tháng (29/11 nộp).

5. Thành lập các câu lạc bộ (CLB):
a) Thành lập CLB: Âm nhạc, Lịch sử, kỹ năng, Văn- thơ. Đặc biệt thành lập xúc tiến thành lập  Hội cựu học sinh trường THCS Quốc Oai.
b) Phân công:
- CLB âm nhạc: đ/c Hậu tham mưu, chủ trì, tổ chức;
- CLB Lịch sử: đ/c Trần Duy Sơn tham mưu, chủ trì, tổ chức;
- CLB Kỹ năng chia ra làm hai tổ: Tổ Chủ nhiệm và tổ học sinh do đ/c Dương Văn Thả, đ/c Nguyễn Thị Lệ tham mưu, chủ trì, tổ chức;
- CLB Văn thơ do đ/c Nguyễn Thị Mộng Loan ( thực hiện cho đến khi có người mới) tham mưu, chủ trì, tổ chức;
- Hội cựu học sinh Trường THCS Quốc Oai  do đ/c Nguyễn Thị Minh Phượng và Nguyễn Chính Phương tham mưu, chủ trì, tổ chức;
c) Yêu cầu: Người chủ trì có trách nhiệm:
- Đặt tên cho CLB; xây dựng KH  hoạt động trình HT, Tham mưu cho HT về hình thức tổ chức; ban chủ nhiệm, xây dựng danh sách nhóm cộng tác viên …
- Thời gian: Hoàn thành trước ngày 10/11/2010.

Nhận được văn bản này, yêu cầu các đ/c CB-GV-CNV, Học sinh trong toàn trường nghiêm túc triển khai thực hiện./.

CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN                                    HIỆU TRƯỞNG





Nơi nhận:
- Toàn Bộ CB-CC;
- Niêm yết, trang Web, blog của trường;
- Hội CMHS;
- Lưu: VT.