Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

BÁO CÁO SƠ KẾT THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

   PHÒNG GD&ĐT ĐẠ TEH              CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS QUỐC OAI                          Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.

Số:    95    /BC-THCSQO                              Quốc Oai, ngày    28    tháng  12  năm 2010

BÁO CÁO SƠ KẾT
THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
NĂM HỌC 2010-2011

Căn cứ quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường;
            Căn cứ quyết định số 02/2010/QĐ-THCSQO ngày 15/9/2010 của Trường THCS Quc Oai về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trường THCS Quốc Oai;
 Nay trường THCS Quốc Oai xin đánh giá kết quả thực hiện qui chế dân chủ như sau:
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ:
1. Đặc điểm tình hình:
            Nhà trường: có 02 BGH, có các hội đồng tư vấn và các đoàn thể, gồm  3 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng, tổng số CB – GV – CNV là 29, 100% CB – GV –CNV  đã được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, trường đã được phân cấp về mặt tài chính, đội ngũ khá vững mạnh về chuyên môn, về cơ bản trường đã đủ số lượng CB – GV –CNV để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.
2. Quá trình triển khai thực hiện qui chế dân chủ:
Lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện dân chủ trong trường. Cụ thể là:
- Nhà trường đã tổ chức cho CB-CC bàn bạc và xây dựng quy chế dân chủ (ban hành kèm theo quyết định số 02/2010/QĐ-THCSQO ngày 15/9/2010. Xây dựng ban thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Quyết định số 73/QĐ-THCSQO ngày 17/9/2010), có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
- Nhà trường qui định quyền của CB – GV – CNV  được biết  các thông tin, chủ trương của trường, những vấn đề liên quan đến lợi ích và đời sống của CB – GV – CNV. Có chế độ và hình thức báo cáo công khai trước tập thể trường về các công việc của trường như: Việc sử dụng công quỹ, tài sản, việc thu chi tài chính, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, công tác khen thưởng, kỉ luật…
- Trường có qui chế và các hình thức để CB – GV – CNV  được bàn bạc tham gia ý kiến váo các chủ trương và nhiệm vụ công tác của trường. Kết quả ý kiến đóng góp đã được xem xét, cân nhắc để Hiệu trưởng quyết định. Trong học kì qua, thông qua các đoàn thể, ban TTND để giám sát hoạt động của trường, kết quả giám sát điều được lãnh đạo trường tiếp thu nghiêm túc.
- Hiệu trưởng nhà trường cũng đã xác định rõ trách nhiệm của người lãnh đạo, vào đầu năm học thông qua Hội nghị CBCC, hiệu trưởng báo cáo công việc trước CB – GV – CNV  góp ý kiến, đánh giá, đồng thời nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp.
- Đã xây dựng được một số các quy định như quy định sử dụng máy móc, thiết bị…Đã tổ chức ban hành các văn bản mang tính chất sử dụng lâu dài (Các văn bản được ký kiệu năm ban hành)
Tồn tại: Hệ thống các quy định chưa hoàn thiện, một số CB-CC còn kêu ca phàn nàn khi có các quy định mới phù hợp với pháp luật nhưng lại đưa cá nhân đó vào khuôn khổ (Ví dụ: quy định giờ giấc làm việc của công chức).
3. Việc tổ chức tuyên truyền thực hiện qui chế dân chủ:
- Nhà trường đã phổ biến đến tất cả CB – GV – CNV  về chỉ thị 30/CT-TW ngày 18/2/1998 của bộ chính trị, Nghị định số 71/1998 – NĐ – CP ngày 8/9/1998  của chính phủ và quyết định số 04/2000/QĐ-BGD ngày 1/3/2000 về việc ban hành thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động trường học. Đồng thời hiệu trưởng nhà trường cũng đã ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường.
- Trưởng các bộ phận thường xuyên tuyên truyền trong tổ về việc thực hiện qui chế dân chủ, đồng thời báo cáo cho lãnh đạo nhà trường biết việc triển khai, tiến độ thực hiện, cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dân chủ để kịp thời xử lý.
- Nhà trường đã phổ biến và quán triệt việc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan (ban hành theo quyết định số 02/2010/QĐ-THCSQO ngày 15/9/2010), đồng thời tăng cường phổ biến pháp luật (Có kế hoạch cụ thể- Kế hoạch số 38/KH-THCSQO ngày 23/9/2010 về việc kế hoạch tuyên truyền và phổ biến pháp luật năm học 2010-2011).
4. Vai trò và trách nhiệm của ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể:
- Lãnh đạo trường đã nhận thức rõ việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường là gắn với xây dựng hệ thống chính trị tại cơ sở, cũng như thực hiện có hiệu quả nhất là những quy định của luật giáo dục theo phương châm” Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của trường thông qua các hình thức dân chủ, đảm bảo cho CB – GV – CNV được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến, tham gia vào sự phát triển chung của nhà trường. Đồng thời, việc thực hiện dân chủ trong trường cũng nhằm phát huy quyền làm chủ CB – GV – CNV, phụ huynh và học sinh, góp phần xây dựng nề nếp, trật tự kỷ cương, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Hàng tháng chi bộ có kế hoạch chỉ đạo chung các hoạt động của nhà trường và các đoàn thể, kế hoạch được triển khai đến từng tổ chức và chỉ đạo kịp thời trong quá trình thực hiện, hàng tháng công đoàn nhà trường nộp báo cáo về chi bộ theo định kì.
- Cuối học kì I, tổ chức cho các tổ chuyên môn góp ý cho cán bộ, Đảng viên.
-Việc thực hiện dân chủ trong trường đã thể hiện sự lãnh đạo của Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong trường.
- Đảng viên luôn gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện dân chủ trong trường, nghiêm túc trong việc phê bình và tự phê bình. Thực hiện dân chủ trong quy hoạch, bố trí cán bộ trong sinh hoạt Đảng lắng nghe ý kiến kiến đóng góp của quần chúng về xây dựng tổ chức Đảng, góp ý cho cán bộ đảng viên.
- Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ các hoạt động của trường, cụ thể hóa các quy chế, quy định và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường. Lãnh đạo trường đã gắn chặt việc thực hiện quy chế dân chủ với luật CB-CC, pháp lệnh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, cải cách hành chính, công khai dân chủ trong việc thực hiện các chủ trương của trường.
- Các đoàn thể tham gia đóng góp ý kiến cho các hoạt động của trường, phát huy vai trò làm chủ của CB – GV – CNV  tạo môi trường làm việc trong sáng, lành mạnh.
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ:
1. Công tác sinh hoạt, công khai kế hoạch:
- Thực hiện chế độ hội họp theo đúng định kì, gồm họp các hội đồng tư vấn, đồng thời phối hợp với công đoàn tổ chức hội nghị CBCC đầu năm học. Hàng tháng tổ chức họp hội đồng và chuyên môn 1 lần, tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần/tháng, tổ chức họp chủ nhiệm, công đoàn theo đúng định kì…
- Việc triển khai kế hoạch năm học: BGH nhà trường đã tổ chức xây dựng kế hoạch chỉ đạo các  tổ chuyên môn thảo luận đóng góp ý kiến trước khi triển khai, kế hoạch năm được thông qua trong hội nghị CBCC, quá trình triển khai và thực hiện phát huy được tính dân chủ trong cơ quan, nhiều CB – GV đóng góp ý kiến thẳng thắn, kế hoạch năm học được nhà trường chỉnh sửa và bổ sung kịp thời phù hợp với kế hoạch của ngành và tình hình thực tế của nhà trường.
- Kế hoạch tháng được xây dựng dựa trên cơ sở kế hoạch năm và bám sát kế hoạch của phòng giáo dục chỉ đạo, kế hoạch tháng đượcpháp choCB – GV – CNV trước khi họp hội đồng. hàng tháng tổ chức đánh giá tháng trước và triển khai kế hoạch tháng tiếp theo.
- Kế hoạch tuần BGH chủ động lên kế hoạch công khai từ thứ 6 tuần trước để CB – GV – CNV nắm rõ kế hoạch mà thực hiện, chủ động trong công việc, do đó không có hiện tượng chồng chéo trong quá trình thực hiện.
- Các kế hoạch liên quan đến tổ chuyên môn và các đoàn thể được trưởng các bộ phận triển khai kịp thời phù hợp với thời gian thực hiện, các kế hoạch được duyệt trước khi triển khai và có ghi chép cụ thể trong sổ sinh hoạt.
- Về triển khai công văn: BGH, công đoàn triển khai đầy đủ trước toàn thể hội đồng, thường xuyên nhắc nhở CB – GV – CNV trong quá trình thực hiện và học tập, đặc biệt các công văn liên quan đến tài chính, chuyên môn, các chế độ chính sách cũng như giáo dục pháp luật.
- Việc mua sắm các tài sản lớn của nhà trường điều được bàn bạc trong ban hội đồng trường để lấy ý kiến trước khi công khai trước tập thể, do đó tất cả CB – GV – CNV điều được biết và giám sát. Giá cả mua sắm, nơi mua sắm đều được công khai, tạo điều kiện cho CB-CC giám sát.
- Các kế hoạch mà nhà trường xây dựng điều được công khai minh bạch, kế hoạch phối hợp với công đoàn được hưởng ứng tích cực và hoạt động có hiệu quả.

2. Công tác chính trị tư tưởng và đạo đức tác phong và thực hiện pháp luật:
- Vào đầu năm học 100% CB – GV – CNV tham gia học tập các lớp chính trị do ngành tổ chức, chính quyền và công đòan thường xuyên tuyên truyền các văn bản về pháp luật như luật giáo dục, điều lệ trường phổ thông, cuộc vận động “ Hai không”, ATGT… để  CB – GV – CNV  được biết, đặc biệt chú trọng trong việc đơn thư khiếu nại và giải quyết, các đơn thư đều được chính quyền và công đoàn đứng ra giải quyết thỏa đáng, những đơn thư không giải quyết được chuyển lên cấp trên. Tuy nhiên vẫn còn CB-CC vi phạm pháp luật như “tự ý đại diện gửi đơn vượt cấp” mà cơ quan quản lý cấp trên đã có thông báo yêu cầu kiểm điểm, việc vi phạm kỷ luật lao động còn xảy ra, nhà trường đã kiểm điểm cụ thể với CB-CC vi phạm.
- BGH thường xuyên chấn chỉnh, nhắc nhở CB – GV – CNV  có những hành vi vi phạm đạo đức và tác phong của nhà giáo, các sai phạm được nhắc nhở và công khai  kịp thời.
- Phát huy hiệu quả của ban thanh tra nhân dân, trong học kỳ I ban thanh tra nhân dân đã xác minh 02 vụ việc vi phạm và có kết luận thỏa đáng.
- Công tác chuyên môn: Triển khai đấy đủ các văn bản, kế hoạch, đặc biệt là quy chế 40, việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy…
- Nhà trường đã và đang tiến hành xây dựng nội qui, qui định của cơ quan và triển khai  trước hội đồng lấy ý kiến  tập thể, trong quá trình thực hiện phân công các bộ phận theo dõi, báo cáo để đánh giá xếp lọai thi đua.
- BGH nhà trường tạo điều kiện cho CB – GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trong thời gian qua có 2 GV tham gia học đại học, 100% GV tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về chuyên môn.
Nội dung này luôn được chú trọng trong việc xét thi đua, bình chọn để khai thưởng và xây dựng đội ngũ.
3. Đánh giá xếp loại CB – GV – CNV, công tác thi đua khen thưởng trong GV - HS:
 Nhà trường đã ban hành quyết định phương pháp xếp loại công chức, viên chức (Quyết định số 06/2010/QĐ-THCSQO ngày 04/10/2010 về việc ban hành tiêu chuẩn và quy trình đánh giá xếp loại giáo viên; Quyết định số 07/2010/QĐ-THCSQO ngày 04/10/2010 về việc ban hành tiêu chuẩn và quy trình đánh giá xếp loại công chức…)
BGH nhà trường triển khai đầy đủ các yêu cầu, nội dung, tiêu chuẩn để CB – GV – CNV  được biết, việc xét thi đua được thực hiện từ tổ trở lên, tổ chức họp ban thi đua nhà  trường để họp xét và công khai cụ thể  kết quả đạt được của từng cá nhân và tập thể, đọc rõ những kết quả và tồn tại của từng CB – GV – CNV, tổ chức lấy ý kiến và lắng nghe ý kiến của cá nhân. Việc đánh giá căn cứ vào nội dung đăng kí của từng cá nhân, đúng với qui định xếp loại.
            Tổ chức bình chọn từ các tổ, phân rõ các nội dung khen thưởng cho từng cá nhân và tập thể, họp ban thi thi đua của nhà trường bình chọn và công khai trước hội đồng, việc thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, chính xác phù hợp với tình hình chung của nhà trường.
            Cuối học kì tổ chức khen thưởng học sinh theo đúng quy định trong các hoạt động của nhà trường, tiền khen thưởng được công khai minh bạch.
Vào đầu năm học BGH nhà trường tuyên truyền rộng rãi trong phụ huynh về việc thực hiện cuộc vận động “ Hai không”, qui chế đánh giá và xếp loại học sinh, tổ chức đánh giá học sinh theo từng tổ, lớp và công khai kết quả học ậtp cũng như rèn luyện đến từng phụ huynh, tất cả học sinh điều biết kết quả của mình, nhất là điểm cuối kì.
Việc trả bài, chấm chữa giáo viên thực hiện nghiêm túc, đúng qui chế, trả bài đúng thời gian qui định, học sinh điều được biết điểm kiểm tra, cuối kì giáo viên đọc điểm công khai để học sinh rõ.
Cuối mỗi học kỳ, đều công khai kết quả xếp loại học lực cho phụ huynh. Một năm học, tổ chức họp CMHS ít nhất 3 lần.
Việc bình xét học sinh tiêu biểu, khen thưởng học sinh có thành tích điều thực hiện đúng trình tự, đầy đủ thủ tục, công khai rõ để GV và HS được biết, do đó không có GV – HS thắc mắc về đánh giá, xếp loại học sinh.
Công khai rõ những đóng góp của phụ huynh để phụ huynh và học sinh được biết, cuối kì công khai rõ số tiền sử dụng. Các qui định tuyển sinh, việc xét lên lớp và ở lại lớp được công khai dân chủ trước GV và HS.
4. Công khai việc thực hiện các chế độ, quyền lợi của CB – GV – CNV.
- Triển khai đầy đủ các văn bản có liên quan, niêm yết tại văn phòng những thông tin, danh  sách CB – GV – CNV  được hưởng các quyền lợi đúng theo qui định của pháp luật.
- Tổ chức bình xét để cử CB-CC đi học lớp cao đẳng thiết bị được thực hiện công bằng, dân chủ, khách quan, đúng đối tượng.
- Chi trả lương hàng tháng, giải quyết các chế độ nghỉ sinh, làm thêm giờ, tiền thưởng, bảo hiểm… đúng thời gian, không thiếu xót, việc trừ  lương hàng tháng theo qui định điều được triển khai đầy đủ để CB – GV – CNV  được biết.
- Công tác xét nâng lương: Kế toán nhà trường chủ động từng thời kì và công khai đầy đủ những cá nhân đến kì nâng lương, nộp đủ các giấy tờ có liên quan, do đó trong học kì qua không có CB – GV – CNV thiếu sót và chậm trễ. Việc nâng lương trước thời hạn cho 01 CB-CC đúng thủ tục và đúng đối tượng, được thực hiện công khai.
- Các chế độ khen thưởng tết, tăng thu nhập được theo dõi và bình xét công khai. Tuy nhiên Hiệu trưởng không đồng ý theo ý kiến của CB-CC với 02 đối tượng và đã được niêm yết công khai lý do cụ thể và không có ý kiến thắc mắc. Mọi chế độ như nghỉ phép, công tác phí, chiết tính đều được chi trả đúng pháp luật và đúng qui chế  chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Công tác tổ chức thực hiện quy chế dân chủ phải đồng bộ, rộng khắp và thường xuyên, đã tạo ra những  hình thức sinh hoạt mới, thiết thực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của CB – GV – CNV trong việc thực hiện quy chế dân chủ.
4. Công khai kinh phí tự chủ, không tự chủ của đơn vị và kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh:
a) Kinh phí của ban đại diện CMHS:
Nhà trường chuyển giao toàn bộ quản lý quỹ hội cho hội CMHS từ khâu quản lý tiền mặt, thu chi…Nhà trường đã tích cực tham mưu với hội trong việc quản lý quỹ hội. Kinh phí của Hội được công khai tới phụ huynh học sinh tại hội nghị đầu năm, giữa năm… việc thu tiền quỹ hội cũng được thông qua với 100% phụ huynh nhất trí.
b) Kinh phí ngân sách tự chủ:
Đảm bảo chi đủ lương, chi đủ chiết tính, công tác phí…ngoài ra còn tiết kiệm được  hơn 31 triệu đồng để tăng thu nhập. Bên cạnh đó nhà trường đã mua sắm được các trang thiết bị phục vụ dạy và học như kệ thiết bị, sách và tài liệu dạy học, mua tai nghe và băng đĩa (hơn 3 triệu đồng)… Làm tháp nước và đường nước với kinh phí gần 55 triệu đồng; Mua sắm hệ thống cây cảnh, tạo cảnh quan hết trên 30 triệu đồng.
Việc sử dụng kinh phí đều được công khai trong hội đồng trước khi thực hiện và công khai giá cả sau khi mua sắm, cung cấp nơi mua sắm để tiện cho CB-CC kiểm tra, giám sát…
c) Kinh phí không tự chủ: Được cấp trên 80 triệu đồng mua bàn ghế văn phòng và bảo trì thiết bị tin học; 40 triệu đồng để mua máy foto…
Việc sử dụng kinh phí đều được công khai trong hội đồng trước khi thực hiện và công khai giá cả sau khi mua sắm, cung cấp nơi mua sắm để tiện cho CB-CC kiểm tra, giám sát…
Trên đây là báo cáo sơ kết kết quả đạt được trong quá trình thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở trong học kì I năm học 2010 -2011./.

HIU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- PGD;
- Lưu VT/BCĐ.

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Báo cáo 91- Sơ kết thực hiện CVĐ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

   PHÒNG GD&ĐT ĐẠ TEH       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS QUỐC OAI                       Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.

    Số:  91   /BC-THCSQO                    Quốc Oai, ngày    24  tháng   12   năm 2010

BÁO CÁO SƠ KẾT
THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG
“HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”


I. Kết quả thực hiện:
1. Công tác tuyên truyền, quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của cuộc vận động đến CB-GV-CNV:
Nhà trường đã tham mưu cho chi bộ ra nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động, bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên quá triệt đến CB-CC về nội dung thực hiện cuộc vận động. Hầu hết cán bộ, giáo viên, công nhân viên đã đăng ký nội dung làm theo bằng những công việc cụ thể.
Đảng Ủy địa phương đã ra 1nghị quyết chỉ đạo thực hiện cuộc vận động.
2. Việc kiện toàn ban chỉ đạo:
Trường đã ra quyết định thành lập ban chỉ đạo từ năm học 2007-2008 (QĐ số 08/QĐ-THCSQO ngày 15/9/2008) và ra quyết định kiện toàn năm 2009-2010 (QĐ số 50/QĐ-THCSQO ngày 10/9/2009). Tuy nhiên, do năm học 2010-2011 có sự thay đổi lớn về nhân sự nên nhà trường đã thành lập mới ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo đã xây dựng được KH hành động phù hợp với giai đoạn 2, chỉ đạo chặt chẽ đăng ký làm theo. Có biên bản phân công cụ thể  các thành viên trong ban chỉ đạo.
3. Việc triển khai cuộc vận động:
Việc triển khai cụ thể nhưng đánh giá chưa thường xuyên. Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động như: tổ chức thi Rung chuông vàng về Đảng, Bác Hồ  cho học sinh, tổ chức đăng ký học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức cho giáo viên lập kế hoạch cá nhân về các nội dung đã đăng ký, đã ra văn bản hướng dẫn các tổ chuyên môn sơ kết, tổng kết.
          Nhà trường đã xác định rõ: Gắn liền cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với cuộc vận động “Hai không”, đã mua được hơn 1 triệu đồng tiền sách về Bác Hồ. Biên soạn giới thiệu một số nhà giáo điển hình về  học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
          Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên lồng ghép các nội dung của cuộc vận động vào trong các tiết dạy môn GDCD; Lịch sử…Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như Tổ chức Trung thu với chủ đề: “TRUNG THU-NHỚ BÁC”, ra các câu hỏi về Bác Hồ với Trung Thu…
Nhà trường đã xây dựng hướng dẫn thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới của trường THCS Quốc Oai.
Tuy nhiên: Việc kiểm tra đăng ký “làm theo” chưa thực sự tốt, chưa có cơ chế giám sát các nội dung đã đăng ký.
4. Tình hình thực hiện điều lệ trường học, quy chế chuyên môn:
Đa số thực hiện tốt nội quy, quy định của cơ quan, quy chế chuyên môn của ngành. Nhà trường thường xuyên tổ chức phổ biến các văn bản pháp quy thông qua nhiều hình thức như: Gửi qua Email, công khai trên mạng (trang web và blog), niêm yết tại văn phòng, phổ biến trong các buổi họp hội đồng…
Vẫn còn vi phạm kỷ luật lao động, nhà trường đã tổ chức họp kiểm điểm ở tổ chuyên môn, ra thông báo phê bình như trường hợp Ông Đoàn Thế Thiên, kiểm điểm việc tự ý đại diện cho 20 giáo viên khiếu nại vượt cấp đối với Bà Nguyễn Thị Huệ theo sự chỉ đạo của cấp trên. Hai đ/c nói trên đã vi phạm hướng dẫn số 05/HD-THCSQO ngày 04/10/2010 về việc “hướng dẫn tiếp tục thực hiện các chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” và vi phạm kế hoạch năm học.
Vẫn còn hiện tượng giáo viên vi phạm chuẩn kiến thức- kỹ năng do đây là năm học đầu tiên thực hiện, nhà trường và tổ chuyên môn đã kiểm tra và chấn chỉnh kịp thời. Các hiện tượng: Không sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp (Cô Liên, Thầy Thiên) vẫn còn cho thấy ý thức tự giác của một số cá nhân trong trường chưa tốt.
5. Công tác phối hợp:
Nhà trường và công đoàn đã ký văn bản liên tịch về việc triển khai không vi phạm đạo đức nhà giáo, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động như bồi dưỡng tin học, phối hợp với Hội cựu chiến binh trong việc nói chuyện truyền thống về 22/12, tổ chức giúp đỡ gia đình thương binh-liệt sỹ. Tổ chức sưu tầm các bài báo viết về Bác, những lời dạy và câu nói nổi tiếng về Bác Hồ.
6. Sơ kết- tổng kết:
Nhà trường tổ chức cho giáo viên làm bản thu hoạch 4 năm thực hiện cuộc vận động, tổ chuyên họp kiểm điểm, đánh giá. Có 01 Đảng Viên (đ/c Đinh Quang Trung) được Đảng bộ xã khen thưởng về việc thực hiện tốt cuộc vận động…Đã tổ chức sơ kết HKI, tổng kết ở các tổ chuyên môn, tổ chức thảo luận kết quả đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kết quả có 5 cá nhân hoàn thành xuất sắc đăng ký làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
7.  Công tác lưu trữ hồ sơ: Hầu hết hồ sơ cùa nhà trường lưu trữ gọn gàng, đảm bảo khoa học.
II. Kết luận:
1. Ưu: Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động học tập và làm theo, việc xây dựng KH cá nhân là một điểm mới cần phát huy và mở rộng. Sưu tầm câu nói, biên soạn và trình bày đẹp cũng là một việc làm khá công phu. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã triển khai và lan tỏa tới học sinh.
Một số nhà giáo là những tấm gương điển hình trong cuộc vận động như: đ/c Trần Thanh Quang, đ/c Trần Duy Sơn, đ/c Mai Thị Thu Hảo, đ/c Nguyễn Chính Phương, đ/c Nguyễn Đình Lưu, đ/c Lê Thị Hải, đ/c Nguyễn Thị Phụng…là những tấm gương cho CB-CC trong cơ quan học tập và noi theo.
2. Nhược:
Tuy nhiên: Vẫn còn nhiều biểu hiện chưa thực hiện tốt các nội dung của cuộc vận động như: Vi phạm kỷ luật lao động (Thầy Đoàn Thế Thiên); Tay nghề còn yếu chưa có sự chuyển biến (Thầy Đoàn Thế Thiên); Chất lượng giáo dục còn thấp. Một số giáo viên chưa hết lòng vì học sinh, chưa tự nguyện, tự giác trong công việc (thông qua đăng ký kiểm tra học tối)
Trên đây là báo cáo sơ kết việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh của trường trong học kỳ I năm học 2010-2011./.

HIU TRƯỞNG
Nơi nhn:
- PGD;
-Lưu VT/BCĐ.

Báo cáo số 90 về tình hình phổ biến pháp luật

    PHÒNG GD&ĐT ĐẠ TEH            CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS QUỐC OAI                           Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.
  
   Số:    90   /BC-THCSQO                            Quốc Oai, ngày 23      tháng   12    năm 2010


BÁO CÁO TÌNH HÌNH
PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT
                     
  
Trong năm 2010, trường THCS Quốc Oai đã tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật của đơn vị, cụ thể theo các nội dung như sau:
I. Đánh giá tình hình quán triệt, triển khai các văn bản giáo dục pháp luật:
 Nhà trường đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền và phổ biến pháp luật tới CB-CC trong cơ quan. Hàng tháng, tổ chức phổ biến các văn bản pháp luật trong buổi họp hội đồng, nhiều văn bản được niêm yết công khai trên bảng tin để tiện cho giáo viên tra cứu. Cứ hai tuần một lần trường tổ chức giới thiệu pháp luật sau giờ chào cờ.
Do đơn vị trường có cả học sinh nên không phải văn bản nào cũng phổ biến cho các em. Dù triển khai các văn bản nhưng vẫn còn nhiều CB-GV-CNV vi phạm luật khiếu nại, tố cáo.
II. Đánh giá thực trạng tình hình và kết quả đạt được trong năm 2010 việc triển khai thực hiện PBGDPL trong trường học:
1. Đánh giá việc dạy và học  pháp luật trong đơn vị:
Thường xuyên chỉ đạo giáo viên dạy sử, công dân, giáo viên chủ nhiệm lồng ghép giáo dục pháp luật trong các tiết dạy theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT.
  2. Tình hình quản lý, khai thác và sử dụng tủ sách pháp luật trong trường học.
Nhà trường đã hình thành tủ sách pháp luật với hơn 30 đầu sách, tủ sách do công đoàn quản lý và giáo viên mượn khá thường xuyên. Bên cạnh đó, hiệu trưởng sưu tần hơn 1000 văn bản pháp luật hiện đã đăng tải tại trang http://vvbquocoai2.blogspot.com nhằm phục vụ giáo viên trong việc tra cứu thông tin.
  3. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp có tác dụng tích cực đến việc phổ biến và giáo dục pháp luật.  
Nhà trường đã tổ chức một số hoạt động như tổ chức thi một số luật thông qua hội thi giáo viên giỏi cấp trường, tổ chức cho đoàn viên giáo viên kiểm tra an toàn giao thông. Các hoạt động đã có tác động tích cực đối với các hoạt động của nhà trường. Tổ chức cho giáo viên khai thác các văn bản pháp luật trên mạng Internet.
III. Bài học kinh nghiệm, một số gương tốt, điển hình trong việc thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật trong các đơn vị trường học năm 2010.
1. Giáo viên cần chịu đọc, chịu  tìm hiểu các văn bản pháp luật;
2. Chỉ nên tập trung phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến nhà giáo hoặc các văn bản thông dụng như Luật Khiếu Nại-Tố cáo, Luật lao động, Luật CB-CC, Luật giao thông đường bộ, các văn bản chuyên môn.
IV. Những đổi mới trong chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2010:
Nhà trường đã đổi mới công tác phổ biến pháp luật: không phải văn bản nào cũng phổ biến, có văn bản yêu cầu giáo viên tự tìm hiểu sau đó thảo luận bằng hình thức Hỏi- đáp.
Do đơn vị trường học không có người được đạo tạo chuyên ngành về pháp luật nên bản thân Hiệu trưởng phải tự tìm hiểu nhiều và cũng chỉ là “Hiểu đến đâu, nói đến đó”
V. Đánh giá hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường năm 2010.
Hiệu quả không cao do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính do Hiệu trưởng không có nghiệp vụ trong công tác này.
Nhà trường đã phổ biến Luật Khiếu nại, tố cáo từ ngày 23/8/2010 nhưng vẫn có CNV vi phạm pháp luật (Bà Nguyễn Thị Huệ- CNV thư viện tự ý đại diện cho hơn 20 giáo viên khiếu nại vượt cấp theo kết luận của Thành tra Sở Nội Vụ Lâm Đồng).
VI. Những khó khăn, hạn chế trong tổ chức triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong các đơn vị trường học.
Do đơn vị trường học không có người được đạo tạo chuyên ngành về pháp luật nên bản thân Hiệu trưởng phải tự tìm hiểu nhiều và cũng chỉ là “Hiểu đến đâu, nói đến đó”
Thời gian để Hiệu trưởng tìm hiểu Luật rất hạn hẹp vì còn rất nhiều công việc khác nhau. Hơn nữa mỗi tháng nhà trường chỉ họp 01 lần theo quy định của điều lệ trường nên không có thời gian để tổ chức các hoạt động.
VII. Kiến nghị đề xuất: Về chương trình, sách giáo khoa, về tài liệu tham khảo, về công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, về biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học môn GDCD, Giáo dục pháp luật:
Nên đưa ngay vào chương trình giảng dạy từ lớp 6 môn giáo dục công dân Luật Giao thông; Không nên lạm dụng từ “tích hợp” bởi vì hiện nay một số bộ môn đã tích hợp quá nhiều khiến rối cho giáo viên, Nên tách các nội dung thành những chuyên đề cụ thể mà nhà trường buộc phải thực hiện.
Thống kê kết quả công tác PBGDPL năm 2010 kèm theo văn bản này.

           
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- PGD;
-Lưu VT.
           

Quyết định 102 Về việc ban hành quy định xếp loại A, B, C, D năm ngân sách 2011

    PHÒNG GD&ĐT ĐẠ TEH         CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS QUỐC OAI                       Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.

    Số:    102  /QĐ-THCSQO                        Quốc Oai, ngày  10   tháng   12     năm 2010

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành quy định xếp loại A, B, C, D năm ngân sách 2011

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS QUỐC OAI

Căn cứ quyết định số 83/2008/QĐ-BGD-ĐT ngày 31/12/2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông;
Căn cứ thông tư số 12/2009/TT-BGD&ĐT ngày 12/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá  chất lượng trường THCS;
Căn cứ vào quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02  tháng 04  năm 2007 về việc ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học;
Theo đề nghị của bộ phận chuyên môn, tài vụ, và biên bản họp thảo luận của hội đồng sư phạm,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành quy định về quy định xếp loại A; B; C; D năm ngân sách 2011.
Điều 2. Tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn, Phó Hiệu trưởng, các đoàn thể có trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong công tác theo dõi, tổ chức thực hiện…
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2010 đến hết ngày 30/11/2011.

       HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Tổ trưởng, tổ phó;
- Niêm yết, trang Web, blog của trường;
- Lưu: VT.



QUY ĐỊNH
TRONG VIỆC TRỪ ĐIỂM KHI XẾP LOẠI A-B-C-D
(Ban hành kèm theo quyết định số 102/QĐ-THCSQO ngày 10/12/2010)

Điều 1. Căn cứ để ban hành quy định
1. Căn cứ biên bản thông qua quy chế chi tiêu nội bộ năm ngân sách 2011 ngày 09/12/2010;
2. Căn cứ nhiệm vụ từng năm học, từng học kỳ;
3. Căn cứ đặc điểm tình hình trường THCS Quốc Oai.
Điều 2. Cách thức tính điểm và đánh giá
1. Mỗi CB-GV-CNV được số điểm ban đầu là 100 cho cả năm ngân sách 2011.
2. Xếp loại ABCD (Gọi tắt là xếp loại ABC) theo từng tháng và do tổ chuyên môn thực hiện theo mẫu quy định của nhà trường. Thời gian quy định xếp loại sau khi phiên họp hội đồng đầu tháng sau (Sau khi Hiệu trưởng công bố đánh giá nội bộ tháng).
3. Riêng Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng: Nếu 50% giáo viên đạt xếp loại loại nào thì HT, Phó HT xếp loại đó.
4. Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn: Xếp loại tương tự như HT, Phó HT nhưng không vi phạm bất kỳ nội dung nào ở mục  trừ 20 điểm.
Điều 3. Nội dung đánh giá
I. Điểm cộng
1. Điểm cộng: giáo viên đạt GVG cấp Huyện cộng 20 điểm; Giáo viên giỏi cấp trường 10 điểm;
Cộng 10 điểm/ học kỳ với trường hợp làm sổ điểm sạch sẽ, đẹp không bị sai (kể cả sửa đúng quy chế) tính 01 lần/học kỳ.
2. Giáo viên chủ nhiệm có công trình măng non tốt cộng 5 điểm (Được đánh giá vào cuối học kỳ).
3. Lớp xếp nhất mỗi tuần tại trường chính cộng 10 điểm/tuần, nhì cộng 5 điểm/tuần; Riêng phân hiệu, tương ứng cộng lần lượt 5 điểm; 3 điểm;
4. Lớp chủ nhiệm đạt chất lượng học lực cuối năm vượt chỉ tiêu nhà trường đề ra cộng 30 điểm;
5. Hoàn thành xuất sắc công tác nhằm góp phần xây dựng trường lớp khang trang, sạch đẹp, an toàn: Tùy theo tính chất, mức độ để Hiệu trưởng quyết định và thông qua hội đồng xếp loại ABC nhưng không quá 50 điểm;
6. Tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ văn phòng, trưởng các bộ phận được nhà trường đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng tháng (Cộng 20 đ/tháng). Tổ phó chuyên môn, tổ phó tổ văn phòng của các tổ được nhà trường đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng tháng được cộng 10 điểm/tháng.
7. Chấp hành tốt quy định kiểm tra học tối khi đã được phân công (cộng 10 điểm/lần).
II. Điểm trừ:
Không phân biệt đó là công việc chính hay kiêm nhiệm, nếu vi phạm những quy định sau:
1. Trừ 5 điểm một lần nếu vi phạm một trong các nội dung sau:
a) Không đeo bảng tên (Bảng tên có mã số quy định của nhà trường); không đeo cà vạt; không mặc áo dài (Tùy theo đối tượng); làm việc riêng trong khi hội họp, không ghi chép khi hội họp, không mặc quần Jean, áo thun khi đi làm, đi dạy, hội họp; Không treo lịch báo giảng, lịch làm việc hàng tuần của CNV;
b)  Nộp báo cáo trễ; Xây dựng kế hoạch hoặc làm báo cáo Hiệu trưởng phải chỉnh sửa  lần 2 trở lên (Tính theo lần báo cáo);
c) Chưa hoàn thành công việc khi tổ phân công, nhà trường phân công (trên bảng KH tuần của tổ và KH tuần của nhà trường);
d) Không treo lịch báo giảng vào thứ 7 tuần trước hoặc sáng thứ hai của tuần đang giảng dạy( kể cả CNV hoặc lịch tuần của CNV không được duyệt);
e) Lớp đứng thứ hạng áp chót ở trường chính( trừ 5điểm), riêng phân hiệu trừ 3 điểm (tính theo tuần).
2. Trừ 10 điểm một lần nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Báo cáo sai sự thật, không chính xác về số liệu;
b) Không nộp báo cáo; trễ dạy dưới 5 phút;
            c) Trễ  họp, sinh hoạt tập thể;  đi muộn về sớm trong buổi làm việc đối với CNV;
            d) Không hoàn thành bài viết cho trang Web;
            e) Không nộp câu hỏi rung chuông vàng hoặc nộp thiếu số câu theo yêu cầu (tính theo tuần);
f) Lớp đứng cuối thi đua ở trường chính trừ 10 điểm, ở phân hiệu trừ 5 điểm (Tính theo tuần);
g) Tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ văn phòng, trưởng các bộ phận bị nhà trường đánh giá chưa hoàn thành  nhiệm vụ hàng tháng (Trừ 10 điểm). Tổ phó chuyên môn của các tổ được nhà trường đánh giá chưa hoàn thành nhiệm vụ (Trừ 5 điểm);
h) Phát ngôn và hành động không đúng văn bản và chỉ đạo của cấp trên;
i) Giáo viên không dự giờ đủ số tiết theo quy định (15 đ/tiết nếu thiếu về số lượng; và 10 đ/ tiết nếu không đúng chuyên môn). Ví dụ: Giáo viên A dạy sinh nếu phải dự  tiết 18 tiết/ năm, trong đó đúng chuyên môn là 9 tiết. Giáo viên A đã dự 12 tiết, trong đó đúng chuyên môn 5 tiết. Vậy giáo viên A bị trừ: (18-12)x15+(9-5)x10= 130 điểm;
            k) Các tổ phó tổ chuyên môn, tổ văn phòng không nộp phiếu đánh giá hàng tháng về trường.
3. Bị trừ 20 điểm một lần nếu vi phạm một trong các  trường hợp sau:
a) Bỏ dạy; Bỏ họp, bỏ sinh hoạt chung; Phụ trách lao động nhưng không hoàn thành do ý thức LĐ của HS yếu và do phụ trách quản lý học sinh chưa tốt…
b) Đảo tiết mà không có ý kiến của Phó HT hoặc HT;
c) Làm mất mát, hư hỏng tài sản mà báo cáo không kịp thời cho bảo vệ và bảo vệ báo không kịp thời cho Hiệu trưởng;
d) Không làm báo cáo, kế hoạch, văn bản theo yêu cầu;
e) Không chấp hành phân công hoặc  không thực hiện nhiệm vụ được  phân công;
f) Không đảm bảo chất lượng bộ môn (Tính cả loại Từ TB trở lên và XL kém bộ môn) với quy định thấp hơn so với KH 5%;
g) Không soạn bài, soạn thiếu nội dung; Bài soạn sai chuẩn KT-KN; Lên lớp không có giáo án;
h) Thanh tra xếp loại chưa đạt từng nội dung; Chất lượng bộ môn qua thanh tra không đảm bảo; Chất lượng thi tuyển vào cấp 3 không đạt 50%; Phải dạy lại qua kiểm tra của tổ chuyên môn; nhà trường; Phải soạn lại giáo án; làm lại sổ sách khác;
k) Viết đơn thư khiếu nại không đúng quy định của pháp luật;
i) Bị cấp trên (từ tổ chuyên môn trở lên) yêu cầu kiểm điểm về bất kỳ nội dung gì. Bài soạn không sử dụng đồ dùng dạy học (tùy bài); Không sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp;
4. Điểm trừ tăng nặng:
Nếu cùng nội dung vi phạm từ  lần thứ  ba trở đi thì trừ gấp đôi số điểm của lần trước đó.
Ví dụ: Giáo viên A: tháng 8 nộp báo cáo trễ 1 lần, tháng 9 nộp báo cáo trễ, tháng 11 nộp báo cáo trễ, tháng 12 có hai lần nộp trễ. Như vậy giáo viên A tháng 8 bị trừ 5 điểm; tháng 9 trừ 5 điểm; tháng 11 bị trừ 10 điểm; tháng 12 bị trừ 20 điểm (Lần 1) và 40 điểm lần 2.
            5. Điểm trừ hoặc cộng khác:
Cuối năm học chất lượng bộ môn cứ giảm 1% so với đăng ký trừ 1 điểm;
Các nội dung trừ điểm khác không có trong quy định này, nếu vi phạm trừ 5 điểm/lần.
Cuối năm học, chất lượng bộ môn cứ tăng từ 2% thì cộng 1 điểm.
Có học sinh giỏi cấp huyện: cộng 20 điểm/em cho người bồi dưỡng.
Điều 4. Những quy định khác
1. Quy định này không thay thế cho những quy định khác về phẩm chất đạo đức, chấp hành pháp luật, chấp hành các quy chế chuyên môn khác;
2. Quy định này dùng để xếp loại A-B-C-D trong quy chế chi tiêu nội bộ  và là một trong những căn cứ để xếp loại thi đua, đánh giá công chức.
Điều 5. Cách xếp loại
Cách xếp loại A, B, C, D năm 2011 như sau:
Điểm xếp loại= 100 điểm + Tổng điểm cộng hàng tháng- Tổng điểm trừ hàng tháng + điểm thưởng.
a) Nếu từ đạt 90-100 điểm trở lên xếp loại A;
b) Nếu đạt 80-89 điểm xếp loại B;
c) Nếu đạt 70-79 điểm xếp loại C;
d) Nếu đạt 60-69 điểm xếp loại D.
Các trường hợp: Tay nghề yếu; Thanh tra xếp loại yếu đều xếp loại D.
Điều 6. Phân công trách nhiệm
1. Hiệu trưởng quản lý chung, Chủ tịch công đoàn tổ chức xem xét theo dõi; Thanh tra nhân dân tổ chức giám sát theo đúng chức năng và nhiệm vụ của mình;
2. Tổ phó các tổ là người chịu trách nhiệm chính trong việc lập báo cáo hàng tháng về cho văn thư. Thời gian nộp báo cáo xếp loại trước ngày 10 hàng tháng (chỉ đánh giá và xếp loại sau khi hiệu trưởng tổ chức họp hội đồng đầu tháng);
3. Kiểm định tổ chức kiểm tra, rà soát và tổng hợp xếp loại hàng tháng, niêm yết công khai trước  ngày 15 hàng tháng;
4. Cuối năm ngân sách, Hiệu trưởng triệu tập Tổ trưởng, tổ phó, Phó Hiệu trưởng, Công đoàn, thanh tra…, để tổng hợp đánh giá- xếp loại.