Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG VÀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM

TRƯỜNG THCS QUỐC OAI                          Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.

Số:  41   /KH-THCSQO                                       Quốc Oai, ngày  29  tháng 9  năm 2010


KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG VÀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Thông qua kế hoạch góp phần giáo dục ý thức cho cán bộ- giáo viên –Công nhân viên (CB-GV-CNV) trong toàn trường cĩ nhận thức đúng đắn về phòng chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm, từ đó có những biện pháp đề phòng, ngăn ngừa và kịp thời phát hiện những hiện tượng có biểu hiện tham nhũng, lãng phí, không tiết kiệm.
2. Thông qua kế hoạch, xây dựng ý thức tiết kiệm, chống lãng phí trên mọi lĩnh vực công tác như: Sử dụng điện, sử dụng tài sản, sử dụng văn phòng phẩm, sử dụng tài chính, sử dụng thiết bị dạy học…
3. Thông qua kế hoạch, đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm hạn chế tối đa các tiêu cực và lãng phí có thể xảy ra trong cơ quan đơn vị.
B. NỘI DUNG CỤ THỂ:
I. Về phòng chống tham nhũng:
1. Phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực mua sắm tài sản công;
2. Phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư- xây dựng cơ bản;
3. Phòng chống tham nhũng trong thi đua-khen thưởng, kỷ luật, xét lên lớp, thi lại, ở lại, xét tốt nghiệp…;
4. Phòng chống tham nhũng trong việc tuyển dụng CB-CNV-GV, ký kết hợp đồng, cho thôi việc, buộc nghỉ việc, cắt hợp đồng…;
5. Phòng chống tham nhũng trong việc giải quyết chế độ chính sách.
II. Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
1. Tiết kiệm sức lao động:
a) Tiết kiệm trong việc đi lại của GV và học sinh;
b) Tiết kiệm trong việc bố trí lao động của học sinh;
c) Tiết kiệm công sức của giáo viên trong giảng dạy.
2. Tiết kiệm thời gian:
a) Sắp xếp lịch làm việc phù hợp, nội dung làm việc cần lồng ghép, tránh việc phải huy động giáo viên và học sinh đến trường trong những công việc không cần thiết.
b) Giảm thiểu thời gian tổ chức các hội nghị nhưng vẫn đảm bảo theo quy định của điều lệ trường.
c) Giờ giấc hội họp phải đảm bảo theo đúng thông báo và theo đúng công văn liên tịch số 17/CVLT-THCSQO ngày 13/8/2009 của trường THCS và Công đoàn trường THCS Quốc Oai.
3. Tiết kiệm tiền của:
a) Chi tiêu ngân sách phải đảm bảo tiết kiệm, đặc biệt trong việc mua sắm và sửa chữa tài sản, sử dụng tài sản đặc biệt là sử dung các thiết bị điện, thiết bị tin học…
b) Hạn chế tối đa việc cấp công lệnh cho GV-CNV đi công tác, đi nộp báo cáo, nộp và nhận công văn- giấy tờ…
c) Không dùng tiền của nhà nước với mục đích cá nhân.

C. BIỆN PHÁP:
1. Công khai hoá việc mua sắm tài sản: Công khai từ chủ trương đến, giá cả, công khai cả nơi cung cấp báo giá cũng như lựa chọn nơi cung ứng và giá cả để mọi CB-GV-CNV có thể giám sát theo đúng yêu cầu: Công khai về chủ trương, công khai về cấu hình tài sản, công khai về dự kiến mua; Trường hợp đặc biệt có thể cử người đi lấy báo giá, sau đó bàn bạc để lựa chọn nơi cung ứng…
2. Công khai  tài chính theo quý, thực hiện chi tiêu tài chính theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ.
3. Hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị điện khi không cần thiết, tạo cho mỗi CB-GV-CNV và học sinh có ý thức tắt các thiết bị điện khi không sử dụng đến.
4. Giao trách nhiệm bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất cho từng thành viên, từng lớp học theo phương châm: “Mỗi tài sản phải có một người quản lý, sử dụng và phải chịu trách nhiệm”, đồng thời có người quản lý chung các loại tài sản.
5. Không sử dụng các loại quỹ và tài sản không đúng mục đích. Không đưa tài sản ra ngoài cơ quan khi không có sự đồng ý của thủ trưởng. Không sử dụng máy móc văn phòng (Máy vi tính, máy foto…) ngoài giờ hành chính hoặc sử dụng cho mục đích cá nhân; trong những trường hợp cần thiết phải có sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan. Thực hiện nghiêm túc quy định về sử dụng, bảo quản tài sản công của nhà trường; Xây dựng quy định về sử dụng phòng học bộ môn, phòng máy, phòng tin học, nhà để xe, nhà vệ sinh….
6. Không lạm dụng chức quyền và công việc để khai khống, khai thêm chi phí, gây thất thoát tài sản và ngân sách.
7. Đề ra nội quy sử dụng phòng máy tính và các thiết bị máy móc phục vụ cho văn phòng. Tất cả các máy móccủa văn phòng phải gài khoá. Người sử dụng phải  vận hành các loại máy móc phải đúng quy trình. Tuyệt đối không cho người ngoài cơ quan sử dụng các loại máy móc, trong trường hợp cần thiết phải có sự đồng ý của Hiệu trưởng. Không gài các chương trình vào máy mà không có sự đồng ý của Hiệu trưởng. Hàng tuần, người sử dụng máy phải làm vệ sinh máy móc 1 lần.
8. Các tài sản đã khấu hao hết theo quy định của nhà nước nhưng vẫn sử dụng được đều không được đưa vào thanh lý. Nhân viên phụ trách tài sản không được đề nghị thanh lý các tài sản này.
9. Không được sử dụng tài sản công phục vụ cho mục đích cá nhân dưới mọi hình thức.
10. Việc thanh lý tài sản phải có hội đồng và phải kiểm kiểm tra thực tế; Người mượn tài sản nếu làm mất phải bồi thường gấp 3 lần giá trị tài sản khi mới mua hoặc phải mua trả lại tài sản theo đúng cấu hình, chủng loại, chất liệu… tài sản đã cho mượn. Việc đền bù phải thực hiện chậm nhất là15 ngày kể từ ngày mất.
11. Tiết kiệm trong giảng dạy: GV phải dạy dễ hiểu, quan tâm tới từng đối tượng học sinh nhằm bớt giảm việc phụ đạo xoá yếu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung.
12. Giảm thiểu thời gian tổ chức các hội nghị nhưng vẫn đảm bảo theo quy định của điều lệ trường: Huỷ bỏ họp giao ban; các buổi họp hội đồng được in ấn kế hoạch  đến từng CB-GV hoặc chuyển qua Email, không phổ biến các kế hoạch đã có trong văn bản mà chỉ nhấn mạnh các nội dung cần chú ý. Tăng cường thông tin, thông báo trên hệ thống bảng tin, hệ thống blog, Internet…. Lãnh đạo trường, các tổ chuyên môn, các bộ phận phải lên lịch ngay từ ngày cuối của tuần trước đó nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của đội ngũ. Tăng cường công khai hóa nhằm tạo sự minh bạch trong tất cả các hoạt động. Đánh giá đúng người, đúng nội dung….
D. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
1. Trưởng các bộ phận, các tổ chuyên môn thường xuyên nâng cao nhận thức cho CB-GV-CNV thuộc bộ phận (tổ) do mình phụ trách.
2. Tất cả CB-GV-CNV trong trường có trách nhiệm tham gia giám sát việc thực hiện kế hoạch của các thành viên còn lại, đồng thời góp ý tận tình với người vi phạm.
3. Nếu người vi phạm có biểu hiện không tiếp thu ý kiến hoặc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc sự việc nghiêm trọng cần báo cáo ngay cho trưởng các bộ phận (tổ), công đoàn, chi đoàn, ban thanh tra nhân dân, Phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng. Trong trường hợp người lãnh đạo cao nhất (Hiệu trưởng) vi phạm thì có thể báo cáo trực tiếp cho chủ tịch công đoàn, cho chi bộ Đảng, cho Phòng Giáo dục.
4. Thường kỳ, trong các buổi họp hội đồng, cần tổ chức kiểm điểm việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các thành viên.
5. Ban thanh tra nhân dân chịu trách nhiệm giám sát theo đúng quy định của công văn 469/HD-CĐN ngày 22/10/2009 của công đoàn ngành GD-ĐT về việc hướng dẫn rổ chức hoạt động của ban thanh tra nhân dân.
Trên đây là một số nội dung kế hoạch phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, văn bản này được phổ biến tới tùng cán bộ, giáo viên, công nhân viên và niêm yết công khai tại đơn vị./.
       
CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN   TRƯỞNG BAN THANH TRA       HIỆU TRƯỞNG





Nguyễn Thị Mộng Loan                Lê Văn Hữu                        Đinh Quang Trung

Nơi nhận:
-Chi bộ Đảng;
-Công đoàn, thanh tra, kế toán;
-Niêm yết công khai;
-Lưu VP/TCCB.


     PHÒNG GD&ĐT ĐẠ TEH       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG THCS QUỐC OAI                      Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
     
 Số    82  /QĐ-THCSQO                                Quốc Oai, ngày  28    tháng  9   năm 2010

QUYẾT ĐỊNH
V/v thành lập ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm
Năm học 2010-2011.


HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS QUỐC OAI


Thực hiện pháp lệnh phòng chống tham nhũng ngày 26/2/1998 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội;
Căn cứ nghị định số 38/1998/NĐ-CP ngày 9/6/1998 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Căn cứ kế hoạch số41/KH-THCSQO ngày 29/9/2009  về  kế hoạch phòng chống tham nhũng và  thực hành tiết kiệm năm học 2010-2011;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thành lập ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và  thực hành tiết kiệm gồm các ông (bà) có tên trong danh sách kèm theo.
Điều 2. Các ông (bà) có tên trong điều 1 căn cứ kế hoạch số 41/ KH-THCS QO ngày 29/9/2010  và phân công nhiệm vụ của ban chỉ đạo chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký./.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
-Như trên;
-Đảng Uỷ xã;
-Chi bộ trường học;
-Niêm yết;
-Lưu VT.





DANH SÁCH
BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
VÀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM.
(Kèm theo quyết định số          ngày      tháng    năm 2009)


1.      Ông Đinh Quang Trung       - Hiệu trưởng                         - Trưởng ban.
2.      Bà Nguyễn Thị Mộng Loan- Chủ tịch công đoàn            -  Phó ban trực.
3.      Bà Nguyễn Thị Phụng          - Phó Hiệu trưởng                 - Phó ban.
4.      Ông Nguyễn Chính Phương  – CNV                                  - Thư ký.
5.      Ông Trần Duy Sơn               - Tổ trưởng tổ Đảng              - Uỷ viên.
6.      Ông Trần Thanh Quang       - Tổ trưởng                            - Ủy viên
7.      Ông Lê Văn Hữu                   - Trưởng ban TTND             - Ủy viên

Danh sách có 07 người.
---------------------


 TRƯỜNG THCS QUỐC OAI      CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
             BAN CHỈ ĐẠO                                           Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.
PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG


Số:    10  /BB-THCSQO                                 Quốc Oai, ngày   28    tháng   9   năm 2010


PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN
BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
VÀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM.


Thực hiện kế hoạch số 41/KH-THCSQO ngày 29/9/2010  về  kế hoạch phòng chống tham nhũng và  thực hành tiết kiệm năm học 2009-2010;
Thực hiện quyết định số 82/QĐ-THCSQO ngày 28/9/2010về việc thành lập ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm. Nay ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm (PCTN-THTK) phân công nhiệm vụ và quy định về hoạt động của ban chỉ đạo như sau:

I. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TỪNG THÀNH VIÊN TRONG BAN CHỈ ĐẠO:

1.      Ông Đinh Quang Trung       - Hiệu trưởng                         - Trưởng ban
Nhiệm vụ: Chỉ đạo, điều hành ban chỉ đạo trong công tác kiểm tra, giám sát tất cả các hoạt động của ban và các bộ phận trong trường.

2.      Bà Nguyễn Thị Mộng Loan- Chủ tịch công đoàn            -  Phó ban.
Nhiệm vụ: Phó ban thường trực ban chỉ đạo , tổ chức giám sát trong nội dung thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng (Nội dung 3 và 4 mục I của kế hoạch số  41/KH-THCSQO ngày 29/9/2010).

3.      Bà Nguyễn Thị Phụng          - Phó Hiệu trưởng                 - Phó ban.
Nhiệm vụ: Phó ban chỉ đạo, phụ trách giám sát nội dung mua sắm tài sản công và xây dựng cơ bản (Nội dung 1 và 2 mục I của kế hoạch số  41/KH-THCSQO ngày 29/9/2010 ).

4.      Ông Nguyễn Chính Phương  – CNV                                  - Thư ký
Nhiệm vụ: Ghi chép các biên bản, nghị quyết cho ban chỉ đạo, phụ trách giám sát nội dung tiết kiệm tiền của (Nội dung 3 mục II của kế hoạch số  41/KH-THCSQO ngày 29/9/2010  ).

5.      Ông Trần Duy Sơn               - Tổ trưởng tổ Đảng              - Uỷ viên
Nhiệm vụ: Giám sát nội dung tiết kiệm thời gian (Nội dung 2 mục II của kế hoạch số  41/KH-THCSQO ngày 29/9/2010 ).

6.      Bà Trần Thanh Quang         - Tổ trưởng                            - Ủy viên
Nhiệm vụ: Giám sát nội dung tiết kiệm sức lao động (Nội dung 1 mục II của kế hoạch số  41/KH-THCSQO ngày 29/9/2010 ).

7.       Ông Lê Văn Hữu- Trưởng ban thanh tra nhân dân         - Ủy viên
Nhiệm vụ: Giám sát toàn bộ hoạt động của ban chỉ đạo và các bộ phận, phản ánh kịp thời các ý kiến và dư luận quần chúng về các hoạt động trong trường theo kế hoạch, theo sự phân công của ban chỉ đạo và sự chỉ đạo của công đoàn. Thực hiến đúng quy định của công đoàn ngành về hoạt động của ban thanh tra nhân dân.

II. QUY ĐỊNH CỦA BAN CHỈ ĐẠO:
1. Căn cứ vào các biện pháp được nêu ra trong kế hoạch số  21/KH-THCSQO ngày 16/9/2009 của trường THCS Quốc Oai về “Kế hoạch phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm” để giám sát mọi hoạt động đã được phân công.
2. Lấy biện pháp ngăn ngừa là chủ yếu, khi thấy có biểu hiện vi phạm cần nhắc nhở, nếu cần thiết báo cáo với trưởng ban để có thể tiến hành kiểm tra.
3. Thường xuyên báo cáo cho trưởng ban về những biểu hiện vi phạm kế hoạch  phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm của trường; Mỗi học kỳ gửi báo cáo bằng văn bản về công tác giám sát trong các nội dung mình được phân công, địa chỉ gửi: đ/c Lê Văn Hữu.
4. Đ/c Lê Văn Hữu tổng hợp và lập văn bản báo cáo (kèm theo USB và các báo cáo cá nhân) để thư ký tổng hợp, trình trưởng ban và ký; Tổ chức công khai trong toàn Hội đồng sư phạm (Hạn cuối cùng vào 25/01 hàng năm).

Trên đây là phân công nhiệm vụ và một số quy định của ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm. Yêu cầu các thành viên ban chỉ đạo nghiêm túc triển khai thực hiện,/.


TRƯỞNG BAN.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT/TCCB.